Kế hoạch đó xuất phát từ một lời hứa khi nhậm chức của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nhằm xây dựng một “xã hội hài hòa”.
Mục tiêu của hai vị lãnh đạo này là tăng thu nhập của công nhân và nông dân nhanh hơn, thậm chí là chuyển một phần thu nhập của các doanh nghiệp nhà nước thành tiền lương công nhân.
Giờ đây, kế hoạch đó cuối cùng cũng sẽ được công bố trong tháng này, khi các nhà lãnh đạo chuẩn bị chuyển giao lại quyền lực. Tuy nhiên, sau ít nhất nửa tá lần dự thảo, một vài đề xuất quan trọng nhất đã bị làm nhẹ đi, hoặc cắt bỏ hoàn toàn, sau khi vấp phải sự phản đối từ các doanh nghiệp nhà nước.
Bản kế hoạch rốt cuộc chỉ gồm toàn những nguyên tắc chung, thay vì một lộ trình thực hiện cụ thể, trong đó nêu rõ cách làm thế nào để tái phân phối lại của cải, các nhà quan sát nhận xét.
“Mục tiêu của chính sách đó là giảm thu nhập của doanh nghiệp và chi trả nhiều tiền hơn cho người lao động”, Kỳ Tinh Mai, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Thông tin quốc gia, một cơ quan tham mưu của Chính phủ Trung Quốc, nói. “Nhưng các công ty độc quyền và các ngân hàng quốc doanh không muốn hiến thêm lợi nhuận về cho đất nước, để Chính phủ phân phối lại chúng”.
Những vấn đề của kế hoạch chống phân hóa giàu nghèo cũng đồng thời là những khó khăn mà Tân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng sắp được bổ nhiệm Lý Khắc Cường sẽ phải đối mặt vì nó đang đe dọa triệt tiêu tăng trưởng cũng như kích động bất ổn xã hội ở nước này.
Việc họ có hay không quyết định tiến hành các biện pháp cụ thể nhằm làm dịu tình trạng phân hóa thu nhập sẽ là phép thử sớm về sự sẵn sàng của họ trong việc bắt tay vào thực hiện những thay đổi kinh tế khó khăn. Dù một số thông báo gần đây của các ông Tập và ông Lý có đề cập đến yêu cầu cải cách, song vẫn thiếu những đường đi nước bước cụ thể.
Việc xử lý bất công đòi hỏi phải đương đầu với những tầng lớp giàu có và kiềm chế tình trạng tham nhũng. Theo ông Vương Hiểu Lộ, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế quốc dân, khi tính toán cả cái gọi là thu nhập “ẩn” thì thu nhập của nhóm 10% gia đình giàu nhất Trung Quốc nhiều gấp 65 lần thu nhập của những gia đình nghèo nhất, trong khi con số được Chính phủ ước lượng chỉ là 23 lần.
Khoảng cách về thu nhập cũng làm suy yếu những nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế Trung Quốc, theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng, thay vì lệ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư như hiện nay. Việc đút thêm tiền vào túi những người Trung Quốc nghèo sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng, trong khi những người giàu hơn thường có thiên hướng bỏ két các khoản thu nhập tăng thêm.
Nằm trong số những đối tượng phản đối kịch liệt nhất sự thay đổi là các công ty nhà nước đang chiếm lĩnh các ngành năng lượng, vận tải, ngân hàng và viễn thông. Ý tưởng từng được ghi nhận là giới hạn mức tiền lương của các giám đốc điều hành các công ty quốc doanh đã biến khỏi dự thảo kế hoạch mới nhất, một nhà nghiên cứu cho biết. Ngoài ra, ý tưởng giới hạn mức tăng giá nhiên liệu nhằm hỗ trợ dân thường khi tham gia giao thông cũng đã bị một công ty nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu can thiệp bỏ khỏi dự thảo.
Một trong những vấn đề cần quyết định khó khăn nhất là có nên tăng thuế và cổ tức mà các công ty phải trả cho nhà nước. Nhiều nhà kinh tế Trung Quốc lập luận rằng, tiền đó có thể được sử dụng để bổ sung cho các quỹ hưu trí và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở những vùng nông thôn bần cùng. Trong năm 2011, các công ty nhà nước của Trung Quốc, mà phần đa có lợi ích từ vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền, đã kiếm được tới 264,3 tỷ USD lợi nhuận, theo Cục Thống kê Trung Quốc. Con số đó tương đương với khoảng 30% chi tiêu của chính phủ nước này. Các doanh nghiệp nhà nước hiện thanh toán từ 5 – 15% cổ tức cho nhà nước, nhưng tiền đó nhìn chung lại quay trở lại doanh nghiệp để tái đầu tư và cho các mục đích khác, nhà kinh tế Ding Shuang của Citigroup nhận định.
Nằm trong những biện pháp phân phối lại thu nhập từ các doanh nghiệp nhà nước có ý tưởng chia một phần cổ tức của doanh nghiệp cho người lao động, cung cấp nhà ở và điều kiện y tế cho họ. Bản kế hoạch cũng đề cập đến một hệ thống thuế đối với bất động sản, giảm thuế thu nhập cho người nghèo…
Tuy nhiên, điều được mong đợi nhất đối với bản kế hoạch này là nó cần được cụ thể hóa. “Nếu chỉ gồm toàn nguyên tắc, nó sẽ gây thất vọng”, ông Ding nói.
-
Mất hơn 14 tỷ USD trong 1 ngày, người giàu nhất Trung Quốc “tụt hạng không phanh”
27/08/2024 11:36 AMTheo cập nhật của Forbes, trong ngày 26/8 Colin Huang – người đứng sau “đế chế” thương mại điện tử Pinduoduo đã mất hơn 14 tỷ USD.
-
Hé lộ danh tính tỉ phú Trung Quốc nắm trong tay nhiều quỹ đất nhất nước Mỹ
10/01/2024 9:25 AMTỉ phú Chen Tianqiao đang sở hữu 198.000 Acre (80.127ha) đất rừng Oregon ở Mỹ, giúp ông xếp thứ 82 trong tổng số 100 người sở hữu nhiều đất nhất tại nước Mỹ, theo xếp hạng mới nhất của Land Report.
-
Tỉ phú Indonesia chi gần 6.000 tỉ đồng mua khách sạn đắt nhất Trung Quốc
04/01/2024 2:26 PMCông ty bất động sản Pacific Eagle của tỉ phú Indonesia Sukanto Tanoto vừa mua lại một khách sạn sang trọng ở Thượng Hải từ nhà phát triển Trung Quốc Dalian Wanda Group. Đây là khách sạn đắt nhất được xây dựng ở Trung Quốc.
-
Iraq bắt tay với Trung Quốc khởi công dự án 2 tỉ USD
31/12/2023 10:30 AMNgày 27/12 vừa qua, Iraq kết hợp cùng hai công ty Trung Quốc khởi công dự án 2 tỉ USD, cung cấp 30.000 căn nhà cho tầng lớp trung lưu và những gia đình nghèo.
-
Một năm không suôn sẻ với 100 người giàu nhất Trung Quốc năm 2023
10/11/2023 9:22 AMTheo Forbes, 2023 là một năm không mấy suôn sẻ đối với những người giàu nhất Trung Quốc đại lục.
-
“Ông trùm” bất động sản Trung Quốc bị loại khỏi danh sách tỉ phú, nguy cơ mất trắng tài sản vào cuối tháng 10
26/10/2023 8:07 AMTừng là người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản 42 tỉ USD (2017) và đứng thứ 26 trong danh sách tỉ phú của Bloomberg, ông Hứa Gia Ấn (Hui Ka Yan) hiện tại đã không còn là tỉ phú khi tài sản sụt giảm chỉ còn 979 triệu USD tính đến ngày 25/10.