Những động thái chống lại các công ty Trung Quốc nói trên đã đánh dấu một bước tiến đáng kể của chính quyền Tổng thống Trump trong việc đẩy lùi sức mạnh công nghệ đang ngày càng bành trướng của Bắc Kinh, và buộc các tập đoàn quy mô toàn cầu phải lựa chọn giữa Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ.
Alex Capri, nghiên cứu sinh tại Hinrich Foundation và giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến một sự chuyển đổi về mặt mô hình cũng như địa chính trị mang tính lịch sử”. Các quan chức Washington đang đưa ra "nhiều cáo buộc" đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, một "dấu hiệu cho thấy chính quyền Mỹ đang thực sự tìm cách chặn đứng" các tập đoàn này khỏi thị trường công nghệ Mỹ.
Không giống như ByteDance hay Huawei - những công ty chỉ bị thu hẹp khả năng mở rộng ra toàn cầu sau khi Washington cắt đứt mối liên hệ với ngành công nghệ Mỹ - Alibaba trước đó vốn đã thất bại khi tiến vào các thị trường phương Tây. Nhưng vị thế đầu tầu công nghệ của tập đoàn này ở Trung Quốc cũng có thể là lý do đầy đủ để Washington coi nó là mục tiêu kế tiếp, Capri nhận định.
Alibaba vẫn chưa bị đe dọa bởi các lệnh trừng phạt tương tự mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất hoặc áp dụng đối với các công ty công nghệ Trung Quốc khác. Trump thậm chí còn trò chuyện một cách thân tình với nhà sáng lập Jack Ma, gọi ông này là "bạn của tôi" vào đầu năm nay khi tỷ phú Trung Quốc cho biết sẽ quyên góp vật tư để chống lại đại dịch Covid-19.
Nhưng Alibab vẫn nằm trong tầm ngắm của các quan chức Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề cập đến Alibaba vào tuần trước khi ông thúc giục các công ty Mỹ loại bỏ những giải pháp công nghệ "không đáng tin cậy" do Trung Quốc làm chủ khỏi mạng lưới kỹ thuật số mà họ đang có.
Washington muốn bảo vệ "thông tin cá nhân nhạy cảm nhất của người Mỹ và tài sản trí tuệ có giá trị nhất của doanh nghiệp Mỹ - bao gồm nghiên cứu về vắc xin Covid-19 - khỏi các hệ thống dựa vào nền tảng đám mây” của công ty như Alibaba và Tencent, ông Pompeo cho biết.
Capri thì nhận định các công ty đa quốc gia đang "được coi là người nắm giữ hàng đầu đối với các tài sản chiến lược và đang bị sử dụng... cho dù họ có muốn hay không".
Các công ty như Alibaba "phát triển trong một môi trường được bảo vệ toàn diện ở Trung Quốc, nơi luôn cấm cửa với các đối thủ nước ngoài [và] nhờ vậy, họ chiếm được thị phần mà không cần phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài" Capri nói. "Giờ đây khi mạo hiểm vươn ra cạnh tranh ở các thị trường mở, họ đang phải đối mặt với những phản ứng dữ dội".
Mỹ muốn giăng tấm lưới rộng
Alibaba điều hành các nền tảng thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi, chủ yếu tại thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á. Alibaba cũng là chủ sở hữu Alipay, một trong những ứng dụng thanh toán thống trị tại Trung Quốc bên cạnh WeChat Pay của Tencent.
Theo một số chuyên gia, động thái của Washington dường như sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến hoạt động thương mại điện tử và bán lẻ của Alibaba ở Trung Quốc, nơi mang lại gần 80% trong 509,7 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 73,5 tỷ USD) tổng doanh thu hàng năm. Doanh thu bán lẻ và bán buôn ở thị trường quốc tế chỉ chiếm 7% con số trên. Ngay cả các lệnh trừng phạt đối với hoạt động kinh doanh công nghệ điện toán đám mây của Alibaba tại Mỹ cũng sẽ chỉ chịu ảnh hưởng tối thiểu, bởi các dịch vụ này - vốn không phân chia theo khu vực - chỉ chiếm chưa đến 10% tổng doanh thu.
Nhưng, cần phải hiểu rằng sắc lệnh chống lại WeChat được Mỹ công bố vào tuần trước cho thấy Washington có thể đang chuẩn bị tung ra một tấm lưới rộng hơn.
Theo Dan Wang, nhà phân tích công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh của công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics, lệnh cấm WeChat có thể ngăn cản tất cả người dân và công ty của Mỹ làm việc hoặc giao dịch liên quan đến ứng dụng nhắn tin này. Ông cho biết sắc lệnh cũng có thể loại bỏ WeChat khỏi các công nghệ của Hoa Kỳ. Điều này sẽ khiến Tencent không thể mua được các phần mềm và chất bán dẫn cần thiết để duy trì hoạt động của WeChat.
"Nếu Mỹ làm điều tương tự với Alibaba thì tác động sẽ khá lớn", ông nói. Alibaba cung cấp dịch vụ điện toán đám mây rất lớn ở Trung Quốc và "phải có các phần mềm và chất bán dẫn của Mỹ để tiếp tục các hoạt động này", ông nói.
Và dù thị trường Mỹ mang lại rất ít doanh thu cho Alibaba, quốc gia này vẫn giữ vai trò quan trọng. Năm ngoái, Alibab đã ra mắt mảng kinh doanh thương mại điện tử cho các doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ và lần đầu tiên tung ra phiên bản tiếng Anh của nền tảng Tmall, với tham vọng tăng gấp đôi số lượng thương hiệu nước ngoài trên Tmall lên 40.000 trong vòng ba năm. Rất nhiều công ty lớn của Mỹ đã bán hàng trên Tmall, bao gồm Apple, Nike và Johnson & Johnson.
Alibaba cũng có các mối liên hệ sâu sắc khác với thị trường Mỹ. Khi niêm yết cổ phiếu vào năm 2014, Alibaba đã chọn Sở giao dịch chứng khoán New York và huy động được 25 tỷ USD trong đợt chào bán. Đây là một mức kỷ lục trên toàn cầu và chỉ bị đánh bại vào năm ngoái sau đợt IPO của Saudi Aramco thu về 25,6 tỷ USD.
Các công ty của Mỹ có thể bị tổn hại thế nào?
Các công ty của Mỹ cũng có thể phải hứng chịu hậu quả từ những hạn chế mà Mỹ vừa áp đặt lên các công ty công nghệ Trung Quốc.
Ví dụ, nếu Washington buộc Apple xóa các ứng dụng "không đáng tin cậy" từ ByteDance, Alibaba và đặc biệt là Tencent khỏi App Store của họ ở Trung Quốc, iPhone sẽ ít thu hút được sự quan tâm của khách hàng Trung Quốc.
WeChat được coi là phần mềm thiết yếu với hàng trăm triệu người Trung Quốc, những người sử dụng nó để đi lại, mua sắm, nhắn tin cho bạn bè và gia đình, đăng ảnh, đặt đồ ăn và nhiều hoạt động khác.
Chingxiao Shao, người sáng lập Red Gate Asset Management - đơn vị quản lý đầu tư độc lập chuyên về thị trường chứng khoán tại Trung Quốc, cho biết: “Nếu Apple loại bỏ WeChat khỏi App Store thì mọi chuyện sẽ khác”.
Nếu điều đó xảy ra, " Apple sẽ thiệt hại hơn rất nhiều so với Tencent", cô cho biết.
Năm ngoái, Apple đã bán được 44 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ ở Trung Quốc, bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông, và doanh thu này chiếm khoảng 17% tổng doanh thu của cả tập đoàn.
-
CEO công nghệ đình đám nắm 3.000 tỷ đồng trong tay từ lúc 13 tuổi
26/08/2021 10:11 AMChen Yuheng được công nhận là người trẻ nhất lọt vào danh sách Những người Trung Quốc dưới 30 tuổi tiêu biểu của Hurun năm 2019.
-
Đại gia từng ném tiền ra phố sở hữu ứng dụng nhắn tin nhiều người Việt cũng dùng
17/08/2021 10:22 AMỞ tuổi 37, người đàn ông này có cuộc sống đáng mơ ước với khối tài sản "khủng".
-
Mỹ dẫn đầu thế giới trong cuộc đua phát triển và ứng dụng AI
26/01/2021 2:11 PMTheo Quỹ Đổi mới và Công nghệ thông tin, đánh giá về ứng dụng AI theo 30 chỉ số riêng biệt, Mỹ dẫn đầu với 44,6/100 điểm, tiếp đó là Trung Quốc với 32 điểm và EU với 23,3 điểm.
-
Ông Trump ký lệnh cấm giao dịch với loạt ứng dụng của Trung Quốc
06/01/2021 8:22 AMTổng thống Donald Trump hôm 5/1 (giờ Mỹ) đã ký sắc lệnh cấm giao dịch với tám ứng dụng của Trung Quốc, trong đó có Alipay của Ant Group.
-
Cựu CEO của Yahoo tái xuất với ứng dụng tự động sắp xếp danh bạ
28/11/2020 8:00 PMCựu Giám đốc điều hành (CEO) Yahoo - bà Marissa Mayer đã tái xuất thế giới công nghệ với một ứng dụng mới giúp chủ các thiết bị này có thể sắp xếp danh bạ liên lạc của họ một cách chuyên nghiệp.
-
Nhờ một câu nói của CEO Tim Cook, ứng dụng vô danh trở thành công ty tỷ USD
02/10/2020 2:08 PMChỉ "lỡ" nhắc tới tên một công ty vô danh mà Tim Cook không hề biết rằng ông đã giúp họ trở thành ứng dụng tỷ USD.