Chủ tịch hội đồng quản trị của Starbucks, Howard Schults, đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành thị trường lớn nhất của nhãn hiệu này bên ngoài nước Mỹ. Starbucks đã mở hơn 500 cửa hàng ở khắp Trung Quốc và lợi nhuận tính trên mỗi cửa hàng ở đây nhiều hơn so với ở chính nước Mỹ.

Vậy Starbucks đã làm như thế nào để đạt được thành công ở một thị trường đã chứng kiến thất bại của rất nhiều các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống phương Tây nổi tiếng như Dunkin Donuts, Krispy Kreme và Burgers King? Tác giả Shaun Rein của CNBC đã phân tích những thành công trong quản trị chiến lược của Starbucks tại thị trường đầy tiềm năng này.

Nhập gia tùy tục

Điều mà Starbucks đã làm được ở Trung Quốc là một minh chứng hùng hồn cho việc các nhãn hiệu thực phẩm vẫn có thể đạt được thành công mặc dù giá cả nhân công, mặt bằng và cả mức độ cạnh tranh đều đang tăng lên chóng mặt ở Đại lục.

Thay vì việc tập trung tăng doanh số bán hàng và chỉ đưa ra thị trường những sản phẩm đã thành công ở nước Mỹ như cà phê thông thường, Starbucks đã phát triển thêm những hương vị mới cho cà phê của mình như vị trà xanh để hợp với khẩu vị của người dân Trung Quốc và phát triển dịch vụ tại chỗ.

Bằng cách cung cấp một không gian thoải mái tiện nghi cho một thị trường chỉ có một vài nhà hàng được trang bị điều hòa nhiệt độ vào cuối những năm 90, Starbucks đã trở thành một điểm gặp mặt lý tưởng cho cả mục đích công việc của giới văn phòng hay tụ tập bạn bè.

Nói cách khác, Starbucks đã đầu tư để có một mô hình kinh doanh tối ưu nhất cho chỉ riêng thị trường Trung Quốc, chứ không chỉ máy móc mang tất cả những gì đã giúp hãng thành công ở Mỹ sang áp đặt cho Trung Quốc như rất nhiều hãng khác (Best Buy, Home Depot) đã làm và phải chịu thất bại. Thách thức đặt ra với việc phát triển dịch vụ tại chỗ trong những quán cà phê rộng rãi tiện nghi thay vì tăng doanh số các sản phẩm mua về là doanh thu trên một m2 mặt bằng sẽ nhỏ hơn ở Mỹ. Doanh thu trung bình trên một cửa hàng của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 đến 2/3 ở Mỹ.

Chiến lược giá cao – gắn liền địa vị xã hội

Để khắc phục vấn đề chi phí, Starbucks đã cố gắng xây dựng hình ảnh cho mình như một sản phẩm biểu hiện địa vị và thành công trong cuộc sống. Một cốc cà phê bán ra ở Trung Quốc có giá đắt hơn so với Mỹ. Việc uống cà phê Starbucks giờ được coi như một biểu tượng của địa vị, một cách để thể hiện phong cách, sự sẵn sàng chịu chơi của tầng lớp trung lưu của Trung Quốc.

Chiến lược đặt giá cao cho các sản phẩm đặc biệt của Starbucks đã giúp cho lợi nhuận của các nhà hàng ở Trung Quốc nhiều hơn lợi nhuận ở Mỹ, mặc dù doanh thu ở đây vẫn thấp hơn. Trên toàn châu Á, lợi nhuận hoạt động của Starbucks là 34,6% cho năm 2011, cao hơn khá nhiều so với 21,8% ở Mỹ. Quá nhiều nhãn hiệu đã vội vã giảm giá thành sản phẩm để tăng thị phần nhưng trên thực tế, họ nên hướng đến lợi nhuận cuối cùng để có thể phát triển bền vững được.

Chiến lược giá này của Starbucks không những phù hợp với nhu cầu của thị trường mà còn cho phép hãng liên tục đưa ra những sản phẩm đặc biệt đem lại lợi nhuận cao, chẳng hạn như một bộ quà tặng, để bù đắp cho chi phí nguyên liệu tăng cao. Khi mà tỷ lệ đô thị hóa của Trung Quốc đã đạt mức gần 52%, các công ty cần thực hiện các chiến thuật cần thiết để giải quyết việc tăng giá hàng hóa nguyên liệu.

Trân trọng giá trị nguồn nhân lực nội địa

Starbucks cũng đã có những chiến thuật tuyệt vời trong việc thuê, giữ chân và đào tạo nhân viên. Tỷ lệ bỏ việc 30% là mức trung bình ở Trung Quốc nhưng Starbucks có tỷ lệ bỏ việc thấp hơn nhiều so với mức trung bình này vì hãng có những gói lương thưởng hào phóng, tạo ra môi trường làm việc tốt và tạo cơ hội thăng tiến cho tất cả nhân viên.

Dịch vụ của Starbucks có thể được đặt ngang hàng với dịch vụ của nhiều khách sạn năm sao. Trong một cuộc phỏng vấn với vài trăm khách hàng ở Thượng Hải, phần đông cho biết họ thích uống các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hơn nhưng vẫn tiếp tục quay lại với Starbucks vì chất lượng phục vụ tuyệt vời ở đây.

Có quá nhiều các công ty đa quốc gia khi thâm nhập thị trường Trung Quốc đã đối xử với các nhân viên bản địa như những công dân hạng hai và không hề cho họ cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Ban quản lý cấp cao của những công ty này chỉ gồm toàn người nước ngoài, Đài Loan hay Hong Kong mà hoàn toàn thiếu vắng người Trung Quốc.

Starbucks, ngược lại, hiểu được rằng những giá trị mà hãng đang cung cấp cho người Trung Quốc không giống với ở nước Mỹ. Họ đã có thể điều chỉnh mô hình kinh doanh để thích nghi với môi trường kinh doanh mới mà vẫn bảo toàn được những giá trị cốt lõi của mình. Đó là lý do tại sao Starbucks trở thành một nhãn hiệu toàn cầu, hiện diện và thành công ở khắp các nước trên thế giới.

Đình Vũ (Thời báo kinh doanh)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Cà phê Starbucks bị người biểu tình Hong Kong tẩy chay

    Cà phê Starbucks bị người biểu tình Hong Kong tẩy chay

    22/09/2019 6:51 PM

    Sau các trung tâm mua sắm của Sun Hung Kai và chuỗi thức ăn nhanh Nhật Yoshinoya, đến lượt cà phê Starbucks bị người biểu tình Hong Kong kêu gọi tẩy chay.

  • Cựu CEO Starbucks: Từ kẻ nhặt rác, phải bán máu kiếm tiền tới tỷ phú cà phê

    Cựu CEO Starbucks: Từ kẻ nhặt rác, phải bán máu kiếm tiền tới tỷ phú cà phê

    21/05/2019 1:01 PM

    Những tỷ phú trên thế giới hầu như đều có một khởi đầu rất khó khăn và Howard Schultz, người đứng sau thương hiệu Starbucks thành công cũng không phải ngoại lệ. Trước khi trở thành tỷ phú, ông đã từng phải đi nhặt rác để kiếm sống qua ngày.

  • Startup cà phê Trung Quốc muốn 'đấu' với Starbucks được định giá 2,9 tỷ USD

    Startup cà phê Trung Quốc muốn 'đấu' với Starbucks được định giá 2,9 tỷ USD

    24/04/2019 9:28 AM

    Luckin mở rộng nhanh chóng và thách thức Starbucks cho thấy các startup Trung Quốc đang trở thành đối thủ đáng gờm của các thương hiệu phương Tây tại thị trường đông dân nhất thế giới...

  • Tốn tới 10 năm, Starbucks mới vào nổi thị trường tiềm năng này

    Tốn tới 10 năm, Starbucks mới vào nổi thị trường tiềm năng này

    25/04/2016 10:03 AM

    Chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng của Mỹ, Starbucks, đang nhắm tới thị trường bán lẻ cà phê đang lên của Nam Phi. Chuỗi này sẽ mở cửa hàng Starbucks đầu tiên tại nước này, và cũng là cửa hàng đầu tiên tại tiểu vùng Sahara trong nửa đầu năm 2016.

  • 3 bài học lớn của TGĐ Starbucks Việt Nam

    3 bài học lớn của TGĐ Starbucks Việt Nam

    16/03/2016 1:51 PM

    Bà Patricia Marques, Tổng giám đốc Starbucks Việt Nam hơn 16 năm làm việc trong ngành cà phê toàn cầu đang cảm thấy được “tận hưởng sâu sắc” không khí sôi động khi các thương hiệu chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê tại Việt Nam đua nhau nở rộ.

  • Howard Schultz – linh hồn của Starbucks

    Howard Schultz – linh hồn của Starbucks

    08/12/2015 10:26 AM

    Từ một quán cà phê có mười nhân viên, Starbucks đã nhanh chóng phát triển thành một đế chế hùng mạnh gồm 18 ngàn cửa hàng khắp thế giới với hơn 44 triệu ly cà phê được bán ra mỗi ngày. Để làm được điều đó, trước hết phải kể đến công của Howard Schultz, vị CEO đam mê hương vị cà phê.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.