Sáng qua 9-8, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã tổ chức họp báo công bố quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank - HBB) vào SHB. Đây là vụ sáp nhập đầu tiên trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam mà NHNN đang triển khai.

Chiến lược của SHB

Chủ tịch HĐQT SHB - Đỗ Quang Hiển cho biết, việc sáp nhập HBB vào SHB nằm trong chiến lược phát triển của SHB. Sau sáp nhập, SHB trở thành định chế tài chính có quy mô vốn lớn với số vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản 120.000 tỷ đồng, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với 240 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước, 2 chi nhánh SHB tại Campuchia, Lào và gần 5.000 cán bộ công nhân viên.

Đây là trường hợp đầu tiên sáp nhập giữa hai ngân hàng, cũng là trường hợp đầu tiên 2 ngân hàng cùng niêm yết trên thị trường chứng khoán thực hiện sáp nhập thành công. Thương vụ sáp nhập này đã rút ngắn được thời gian 5 năm và tiết kiệm nhiều chi phí trong chiến lược phát triển của SHB. Như vậy, từ ngày 28-8, cái tên Habubank sẽ không còn tồn tại trên thị trường ngân hàng, thay vào đó là tên SHB.

Ông Hiển khẳng định: “Ngân hàng SHB cam kết đảm bảo lợi ích và quyền lợi người gửi tiền, đồng thời tất cả các khách hàng có quan hệ với HBB trước và sau khi sáp nhập đều nhận được sự cam kết của SHB tiếp tục thực hiện các quyền lợi và lợi ích hợp pháp với chất lượng phục vụ và tính cạnh tranh cao”.

Vấn đề quyền lợi và lợi ích của cổ đông cũng được SHB quan tâm giải quyết. Theo đó, cổ đông nắm giữ 1 cổ phiếu của HBB được hoán đổi nhận 0,75 cổ phiếu của SHB và cổ đông nắm giữ 1 cổ phiếu của SHB được nhận thêm 0,21 cổ phiếu của HBB. Ngày 18-7, Ủy ban chứng khoán đã cấp phép phát hành cổ phiếu cho SHB với mục đích hoán đổi cổ phiếu của HBB. Ngày 17-8, sẽ tiến hành hủy niêm yết cổ phiếu HBB. Ngày 21-8, là ngày đăng ký cuối cùng để SHB và HBB chốt danh sách cổ đông. Từ ngày 24 đến 28-8 sẽ thực hiện hoán đổi cổ phiếu/phát hành thêm cổ phiếu. Dự kiến ngày 20-9 sẽ chính thức niêm yết bổ sung cổ phiếu SHB.

Sẽ đưa nợ xấu của HBB xuống dưới 10%

Tại buổi họp báo sáng qua, một trong những nội dung nhận được quan tâm của báo chí là vấn đề nợ xấu của HBB. Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc SHB cho biết, đến thời điểm này nợ xấu của HBB là 3.729 tỷ đồng, chiếm 23,66% tổng dư nợ. Tỷ lệ đó bao gồm phần nợ của Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và đã trừ đi 30% số nợ của tập đoàn này được chuyển đổi thành trái phiếu. Sau khi hợp nhất số liệu của hai ngân hàng thì nợ xấu của SHB là 8,69%.

Về hướng xử lý nợ xấu, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB lạc quan: “Tôi tin tưởng và khẳng định là đến 31-12-2012, nợ xấu của HBB được xử lý cơ bản và đưa xuống dưới 10%. Việc xử lý thua lỗ và nợ xấu của HBB không phải chờ đến ngày Ngân hàng Nhà nước có quyết định chính thức mới làm, mà ngay sau khi được chấp thuận nguyên tắc, SHB đã tổ chức họp liên tục với ban lãnh đạo HBB, lập ban xử lý nợ, làm việc với các chi nhánh và các doanh nghiệp của ngân hàng này”. “Thời gian qua, hai bên đã tập trung làm việc với 50 khách hàng có nợ lớn nhất, chiếm khoảng 65% tổng dư nợ của HBB, thậm chí họp đến 12h đêm, để đưa ra giải pháp đối với từng doanh nghiệp”, ông Hiển chia sẻ.

Lý giải nợ xấu của Habubank

Về nguyên nhân nợ xấu của HBB, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, lý giải là do ngân hàng này đã tập trung tín dụng, đầu tư vào một số khách hàng lớn, vào một số ngành, lĩnh vực tương đối rủi ro và chịu tác động lớn từ biến động của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn có nhiều tác động bất lợi cả bên trong và ngoài 2008 - 2010. Ngoài ra, phải thừa nhận hệ thống quản trị điều hành, quản trị rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ của HBB cũng có vấn đề lớn.

Thương vụ thành công

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng SHB cho biết, sau sáp nhập, SHB “mới” trở thành 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và tổng tài sản.
- PV: Ông có đánh giá gì về lợi ích của SHB khi sáp nhập HBB?
- Ông Đỗ Quang Hiển: Thương vụ sáp nhập này được đánh giá là thành công, nếu để SHB tự thân phát triển, Hội đồng quản trị của SHB cũng như các chuyên gia tính toán, nhanh phải mất 5 năm cộng thêm chi phí đầu tư không nhỏ mới có được quy mô như sau khi sáp nhập. Trong khi đó, thương vụ với HBB chỉ mất 7 tháng, với mức chi phí hợp lý.
- Sau khi sáp nhập thành phần của HĐQT có thay đổi hay không?
- Vì HBB sáp nhập vào SHB nên không phải tổ chức đại hội cổ đông, bầu lại thành viên Hội đồng quản trị. Nếu các thành viên trong HĐQT HBB có nguyện vọng tham gia vào HĐQT, SHB sẽ phải đề xuất và xin ý kiến cổ đông để bầu bổ sung sau. Hiện tại, HĐQT của SHB vẫn gồm 7 người cũ của SHB, chưa có chủ tịch HĐQT HBB hay tổng giám đốc của ngân hàng này.
- Ông có thể cho biết việc thay đổi biển hiệu, thương hiệu sau sáp nhập sẽ được tiến hành như thế nào?
- Giai đoạn này, SHB vẫn giữ nguyên biển hiệu của HBB nhưng sẽ thay đổi tên biển. Chỉ riêng việc thay tên biển sẽ mất khoảng 2,1 tỷ đồng. Tôi vừa ký duyệt bản dự trù kinh phí xong.
Sau đó, ở giai đoạn 2, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị, SHB sẽ cân nhắc nên bỏ hay giữ lại điểm giao dịch nào của HBB. Bởi hiện có nhiều điểm giao dịch cũ của HBB rất gần với của SHB nên việc này cần phải tính toán cẩn thận để tránh sự trùng lặp, lãng phí.
Theo An ninh Thủ đô
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Vị thế 'ông trùm' và cuộc mua bán ngàn tỷ

    Vị thế 'ông trùm' và cuộc mua bán ngàn tỷ

    01/05/2014 9:46 PM

    Hàng chục ngàn tỷ đồng đang được các đại gia chuẩn bị cho các thương vụ mua bán lớn nhằm tạo dựng và củng cố vị trí số 1 của mình.

  • Bầu Hiển: 'Không vì nợ xấu, Habubank chẳng cần tới chúng tôi'

    Bầu Hiển: 'Không vì nợ xấu, Habubank chẳng cần tới chúng tôi'

    15/11/2013 7:45 AM

    SHB được gán mác quán quân nợ xấu trong ngành ngân hàng sau khi sáp nhập Habubank, tuy nhiên Chủ tịch Đỗ Quang Hiển vẫn tin sẽ đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 5% vào cuối năm nay.

  • Những CEO nữ ‘phận ngắn’ của ngân hàng Việt

    Những CEO nữ ‘phận ngắn’ của ngân hàng Việt

    19/09/2013 8:48 AM

    Quá trình tái cấu trúc ngân hàng (NH) được cho là nguyên nhân dẫn tới làn sóng thay CEO diễn ra rầm rộ trong hơn 2 năm qua. Trong vòng xoáy này, không ít sếp nữ ngân hàng cũng bị vạ lây.

  • Tìm thấy trái phiếu tiền tỷ khi sang cát cho cha

    Tìm thấy trái phiếu tiền tỷ khi sang cát cho cha

    20/06/2013 9:58 PM

    Bốc mộ cho cha, ông Hưng tìm thấy 97 tờ trái phiếu vô danh trị giá 965 triệu đồng do Habubank phát hành. Tuy nhiên, phía nhà băng khẳng định lô trái phiếu đã được trả cả gốc và lãi, nên từ chối thanh toán.

  • Kẻ giàu thêm, người cạn túi

    Kẻ giàu thêm, người cạn túi

    12/11/2012 11:40 AM

    Những vụ sáp nhập, thâu tóm ngân hàng đang khiến cho vị thế của nhiều đại gi thay đổi. Nhiều gương mặt sáng chói một thời bất ngờ vụt tắt, tiền sụt giảm trong khi những người mới với túi tiền nhiều lên trông thấy.

  • Những lực cản sáp nhập ngân hàng

    Những lực cản sáp nhập ngân hàng

    09/11/2012 8:19 PM

    Sau thương vụ Ngân hàng Habubank sáp nhập vào SHB, có vẻ sáp nhập là hướng đi được các ngân hàng ưu tiên lựa chọn trong cuộc chiến sinh tồn. Tuy nhiên, vẫn còn những lực cản không dễ vượt qua.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: Habubank, SHB