Bốc mộ cho cha, ông Hưng tìm thấy 97 tờ trái phiếu vô danh trị giá 965 triệu đồng do Habubank phát hành. Tuy nhiên, phía nhà băng khẳng định lô trái phiếu đã được trả cả gốc và lãi, nên từ chối thanh toán.

Trong thư gửi VnExpress.net, ông Quách Văn Hưng (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết sau khi sang cát cho bố ở quê (Hưng Yên), ông tìm thấy 97 tờ trái phiếu đô thị TP HCM loại trái phiếu không ghi danh tổng mệnh giá 965 triệu đồng. Trong đó, 96 tờ mệnh giá 10 triệu đồng và một tờ trái phiếu mệnh giá 5 triệu đồng, năm đáo hạn là 2005. Các trái phiếu này do Ngân hàng Nhà ở Hà Nội làm đại lý phát hành.

Bản photo của một trong số những tờ trái phiếu ông Quách Văn Hưng tìm thấy và yêu cầu SHB thanh toán. Ảnh: Anh Quân.

Trái phiếu vô danh là giấy tờ có giá không ghi tên người mua và trong sổ sách của người phát hành. Do đó, trái phiếu được tự do chuyển nhượng mà không cần phải làm thủ tục công chứng. Khi đến hạn, người giữ trái phiếu này chỉ cần mang cuống phiếu tới thanh toán mà không cần phải xuất trình các giấy tờ. Cho rằng trái phiếu này có thể thanh toán được, ông Quách Văn Hưng đã ngược xuôi vào TP HCM đến hỏi Công ty Đầu tư tài chính TP HCM và ra Hà Nội gặp ngân hàng liên quan. Ngân hàng Habubank ngày xưa giờ đã sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội - SHB. Ông Hưng cũng 2 lần gửi đơn yêu cầu SHB thanh toán.

Tuy nhiên, tranh cãi nổ ra sau khi SHB từ chối thanh toán số trái phiếu này. Trong công văn trả lời, Tổng giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê cho biết toàn bộ số trái phiếu trên đã được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi từ năm 2005 và ông Quách Văn Hưng không phải chủ sở hữu hợp pháp của số trái phiếu trị giá gần một tỷ đồng này. "Toàn bộ 97 tờ trái phiếu trên đều thuộc danh mục các trái phiếu đô thị do Habubank - nay là SHB - đầu tư giữ đến ngày đáo hạn". Ông Lê cũng khẳng định SHB có đầy đủ căn cứ, bằng chứng về việc đầu tư các danh mục trái phiếu này cũng như chứng minh việc thanh toán.

SHB cũng cho hay, số trái phiếu này khi tiếp nhận Habubank vào SHB ngân hàng chưa tìm thấy và "có khả năng đã bị mất cắp". SHB sẽ đề nghị cơ quan công an điều tra vụ việc này.

Thế nhưng, ông Quách Văn Hưng phản đối lập luận của SHB cho rằng đã thanh toán và số trái phiếu này mất cắp. "Nếu họ nói đã thanh toán, tại sao số trái phiếu tôi đang nắm giữ vẫn còn nguyên vẹn. Tôi đã hỏi nhân viên của kho bạc, nếu đã thanh toán thì theo quy định trái phiếu ít nhất phải được cắt góc ngay tại bàn", ông Hưng cho biết.

Trao đổi với VnExpress, một đại diện của SHB cũng thừa nhận nhiều khả năng đã có sai sót về nghiệp vụ của các nhân viên Habubank và không loại trừ việc số trái phiếu này "vì lý do nào đó" được tuồn từ ngân hàng ra bên ngoài. Tuy nhiên, SHB cho biết hiện các nhân viên chịu trách nhiệm việc này đều không còn làm việc tại ngân hàng.

Tuy nhiên, vị này cũng giải thích thêm, đây không phải trái phiếu phát hành ra bên ngoài mà thuộc danh mục đầu tư của SHB. Do đó, ông Quách Văn Hưng không thể là chủ sở hữu hợp pháp của số trái phiếu này. Vị lãnh đạo này cũng bổ sung, số trái phiếu đầu tư này thậm chí trước đây từng được Habubank (nay là SHB) mang đi cầm cố tại một vài ngân hàng khác nên không thể là trái phiếu thuộc sở hữu của ông Hưng cũng như gia đình họ.

SHB khẳng định sẽ đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc để làm rõ vụ việc và tìm ra tội phạm. Theo SHB, hiện ông Hưng đang nắm giữ bất hợp pháp số trái phiếu này của SHB và yêu cầu ông Hưng cung cấp lại.

Bình luận về những tranh cãi trên, Luật sư Trần Minh Hải - Giám đốc Công ty Luật Basico cho biết, về nguyên tắc pháp lý, đối với trái phiếu không ghi danh, tổ chức phát hành sẽ thanh toán tiền cho người nắm giữ trái phiếu. Tuy nhiên, không phải cứ trái phiếu vô danh thì không cần theo dõi nguồn gốc và quá trình thanh toán, nhất là khi việc thanh toán được thực hiện qua ngân hàng nhờ các chứng từ lưu trữ.

Theo ông Hải, với trường hợp này, nếu như SHB đã có bằng chứng xác minh hoàn tất thanh toán trái phiếu thì nghĩa vụ thanh toán không tồn tại. "Nhưng những điều cần làm rõ ở đây là vì sao ông Hưng có được những tờ trái phiếu vô danh trên và việc thất thoát trong quản lý những bằng chứng thanh toán này từ phía SHB cũng như những người hiện nắm giữ trái phiếu", ông Hải nói.

Thanh Thanh Lan (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Vị thế 'ông trùm' và cuộc mua bán ngàn tỷ

    Vị thế 'ông trùm' và cuộc mua bán ngàn tỷ

    01/05/2014 9:46 PM

    Hàng chục ngàn tỷ đồng đang được các đại gia chuẩn bị cho các thương vụ mua bán lớn nhằm tạo dựng và củng cố vị trí số 1 của mình.

  • Bầu Hiển: 'Không vì nợ xấu, Habubank chẳng cần tới chúng tôi'

    Bầu Hiển: 'Không vì nợ xấu, Habubank chẳng cần tới chúng tôi'

    15/11/2013 7:45 AM

    SHB được gán mác quán quân nợ xấu trong ngành ngân hàng sau khi sáp nhập Habubank, tuy nhiên Chủ tịch Đỗ Quang Hiển vẫn tin sẽ đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 5% vào cuối năm nay.

  • Những CEO nữ ‘phận ngắn’ của ngân hàng Việt

    Những CEO nữ ‘phận ngắn’ của ngân hàng Việt

    19/09/2013 8:48 AM

    Quá trình tái cấu trúc ngân hàng (NH) được cho là nguyên nhân dẫn tới làn sóng thay CEO diễn ra rầm rộ trong hơn 2 năm qua. Trong vòng xoáy này, không ít sếp nữ ngân hàng cũng bị vạ lây.

  • Tìm thấy trái phiếu tiền tỷ khi sang cát cho cha

    Tìm thấy trái phiếu tiền tỷ khi sang cát cho cha

    20/06/2013 9:58 PM

    Bốc mộ cho cha, ông Hưng tìm thấy 97 tờ trái phiếu vô danh trị giá 965 triệu đồng do Habubank phát hành. Tuy nhiên, phía nhà băng khẳng định lô trái phiếu đã được trả cả gốc và lãi, nên từ chối thanh toán.

  • Kẻ giàu thêm, người cạn túi

    Kẻ giàu thêm, người cạn túi

    12/11/2012 11:40 AM

    Những vụ sáp nhập, thâu tóm ngân hàng đang khiến cho vị thế của nhiều đại gi thay đổi. Nhiều gương mặt sáng chói một thời bất ngờ vụt tắt, tiền sụt giảm trong khi những người mới với túi tiền nhiều lên trông thấy.

  • Những lực cản sáp nhập ngân hàng

    Những lực cản sáp nhập ngân hàng

    09/11/2012 8:19 PM

    Sau thương vụ Ngân hàng Habubank sáp nhập vào SHB, có vẻ sáp nhập là hướng đi được các ngân hàng ưu tiên lựa chọn trong cuộc chiến sinh tồn. Tuy nhiên, vẫn còn những lực cản không dễ vượt qua.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.