Theo China Post,
khả năng ông Tập Cận Bình sẽ lên lãnh đạo Trung Quốc đến nay là gần như
chắc chắn. Vài tháng tới, ông kế nhiệm chức Tổng bí thư từ ông Hồ Cẩm
Đào và sang năm, “chiếc ghế” Chủ tịch nước cũng sẽ thuộc về ông.
China Post khẳng định, nếu không có bất trắc gì xảy ra thì chắc chắn ông Tập Cận Bình sẽ được giữ lại ở cương vị Chủ tịch tới hai nhiệm kỳ. Vì vậy, ông sẽ không quá vội vàng trong việc đưa ra những sách lược mới cho các vấn đề nổi cộm của đất nước, đặc biệt là việc thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan. Thay vào đó, ông sẽ duy trì những chính sách của người tiền nhiệm trong thời gian đầu, giống như ông Hồ Cẩm Đào từng làm.

Ông Tập Cận Bình có thể không thay đổi sách lược với Đài Loan trong hai năm đầu. Ảnh minh họa: chinahearsay.
Trước đây, ông Giang Trạch Dân từng đặc biệt nhấn
mạnh đến nhu cầu bức thiết hợp nhất Đài Loan và Đại lục, đồng thời đưa
ra học thuyết 8 điểm hồi năm 1995, trong đó tái khẳng định rằng, Bắc
Kinh sẽ không sử dụng vũ lực chống lại “bất cứ hành động can thiệp quân
sự nào từ các thế lực bên ngoài dưới vỏ bọc tìm kiếm độc lập cho Đài
Bắc”.
Học thuyết này được ông Hồ Cẩm Đào duy trì suốt hai năm đầu cầm quyền. Và sau đó, ông bắt đầu để lại dấu ấn riêng của mình trong vấn đề này với đường lối “phát triển hòa bình”, theo đó, Bắc Kinh muốn xây dựng quan hệ tốt đẹp với vùng lãnh thổ Đài Loan để duy trì tình trạng như hiện nay.
Vì vậy, China Post dự đoán, ông Tập cũng sẽ
dành hai năm để củng cố quyền lực. Như vậy, trong khoảng thời gian này,
ông sẽ không đề cập đến bất cứ đổi thay nào trong cách tiếp cận với Đài
Loan mà tiếp tục phát triển trong hòa bình với vùng lãnh thổ.
Sau đó, cũng giống như người tiền nhiệm, ông Tập chắc cũng sẽ muốn được ghi nhớ về những đóng góp trong sự nghiệp thống nhất Trung Quốc, dù có thể phải vài thập niên sau khi ông mãn nhiệm năm 2022, sứ mệnh này của Bắc Kinh mới hoàn thành.
Theo dự đoán của China Post, hai năm sau khi
tiếp tục đường lối của người tiền nhiệm, ông Tập Cận Bình sẽ có một số
đổi thay nhỏ với Đài Loan, theo đó, Bắc Kinh sẽ bớt hào phóng với Đài
Bắc hơn.
Thực tế, chính sách cùng phát triển trong hòa bình của ông Đào buộc Trung Quốc phải dành cho Đài Loan nhiều sự nhượng bộ trong trao đổi thương mại và kinh tế. Điển hình là Hiệp định khung về hợp tác kinh tế (ECFA). Nó quả thực mang lại nhiều lợi ích cho vùng lãnh thổ hơn Đại lục.
Vì vậy, dưới thời ông Tập Cận Bình, sau khi ECFA hết
hiệu lực, ông sẽ đưa ra những thỏa thuận chặt chẽ hơn nhằm giúp Bắc Kinh
dỡ bỏ được phần nào gánh nặng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn.
Ngoài ra, cũng có khả năng ông Tập cố giữ lại những
thỏa thuận kinh tế có lợi cho Đài Loan để dùng nó như một điều kiện trao
đổi với vùng lãnh thổ.
“Trong năm nay, tại Trung Quốc sẽ diễn ra quá trình
chuyển giao quyền lãnh đạo và để củng cố vị thế, ban lãnh đạo mới có thể
sẽ dựa vào những cải thiện trong quan hệ kinh tế -thương mại để tăng áp
lực trong các vấn đề nhạy cảm hơn. Khi đó, chính sách thân thiện của
ông Mã sẽ không thể bảo vệ Đài Loan”, nhà bình luận đối lập Joseph Wu
của Đài Loan thận trọng nhận định.
Tuy nhiên, dù muốn để lại dấu ấn với những khác biệt gì thì chắc chắn ông Tập Cận Bình cũng không thể vội vàng kêu gọi chấm dứt tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật giữa hai bờ eo biển Đài Loan hiện nay.
Lý giải cho nhận định này, China Post cho
rằng, việc thống nhất Trung Quốc luôn là mục tiêu tối quan trọng của Bắc
Kinh, song giới lãnh đạo Đại lục không nôn nóng kéo Đài Loan trở về một
nhà bởi họ biết, vùng lãnh thổ này cũng giống như Tôn Ngộ Không trong
truyện Tây Du ký, dù muốn thế nào cũng không thể thoát khỏi sự kiểm soát
của Đức Phật.
Do vậy, họ chỉ cần chờ thời cơ chín muồi để “quả ngọt tự rụng xuống” và họ chỉ cần làm một công việc duy nhất là “nhặt nó về túi mình”. Có thể họ phải chờ đợi đến cả vài thập niên song điều đó thực sự không thành vấn đề với Bắc Kinh.
Trong chuyến thăm Mỹ vừa qua, ông Tập Cận Bình không quên nhắc nhở Mỹ về vấn đề Đài Loan. Theo ông, vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, cũng là vấn đề quan trọng nhất, nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung – Mỹ.
“Trung Quốc tán thành việc Mỹ nhiều lần khẳng định chính sách một nước Trung Quốc, hy vọng Mỹ tuân thủ tinh thần ba tuyên bố chung trong quan hệ Trung – Mỹ”, ông Tập nhấn mạnh.








-
Nữ doanh nhân gốc Hải Phòng được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Google Việt Nam là ai?
07/12/2024 12:22 PMMới đây, Google thông tin thành lập công ty chính thức tại Việt Nam và bổ nhiệm một nữ doanh nhân gốc Hải Phòng chuyên về các vấn đề pháp lý vào vị trí lãnh đạo cao cấp nhất.
-
Ngày 23/12 khởi tranh Môn Việt Dã Doanh nhân tranh giải Nu Skin Việt Nam
07/12/2023 6:05 PMNgày 23/12 tới đây, Môn Việt Dã Doanh nhân tranh giải Nu Skin Việt Nam thuộc Đại Hội Thể Thao Doanh Nhân Olympic 2030 lần thứ 8 sẽ chính thức khởi tranh vào buổi sáng tại Thảo Cầm Viên, Quận 1, TP.HCM.
-
Chân dung ông chủ doanh nghiệp bất động sản đang nắm trong tay 6.387ha đất
20/04/2023 2:36 PMTừ khi sáng lập, ông Đặng Thành Tâm đã đưa Tập đoàn Kinh Bắc trở thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp với 17 công ty con trực tiếp và gián tiếp. Tính đến cuối năm 2022, Kinh Bắc đã tạo lập 6.387ha đất, chiếm 5,2% quỹ đất khu công nghiệp của cả nước.
-
Hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam là nạn nhân chiến dịch tấn công mạng có chủ đích
04/04/2023 2:29 PMBKAV ghi nhận có hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có nhiều tổ chức tài chính lớn có thể là nạn nhân của chiến dịch tấn công mạng có chủ đích (APT) mới đây.
-
Tổng giám đốc FPT được bầu làm Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
13/03/2023 8:30 AMNgày 10.3 tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ủy ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ 3, khóa 7 để tổng kết hoạt động hội năm 2022 đồng thời ra mắt Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
-
Top 10 doanh nhân dẫn đầu thị trường chứng khoán Việt Nam 2021
31/12/2021 4:14 PMBất chấp COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có một năm giao dịch thăng hoa, với nhiều kỷ lục được ghi nhận, nhiều cổ phiếu bứt phá mạnh vượt đỉnh, thậm chí tăng bằng lần.