Sau thất bại trong mảng di động, Nokia đang cược cả tương lai vào hạ tầng viễn thông - mảng kinh doanh họ từng không thực sự cần đến.

Năm 2006, Nokia quyết định tách riêng mảng thiết bị mạng di động 'kém số má' trong làng công nghệ để liên doanh với một đối tác cũng ít tên tuổi khác là Siemens. Cùng năm đó, hãng sản xuất thiết bị mạng của Pháp - Alcatel và đối thủ Mỹ - Lucent (trước đây thuộc AT&T) sáp nhập khi đang gượng dậy sau bước ngoặt của ngành viễn thông.

nokia-1-5982-1429507065.jpg

Với Nokia, tách một phần (có thể là toàn bộ) bản thân ra khỏi ngành công nghiệp hạ tầng đang khó khăn dường như là một bước đi thông minh và khó tránh khỏi. Khi ấy, họ vẫn đang là kẻ thống trị trong thị trường điện thoại di động. Mọi thứ vẫn theo đúng quỹ đạo khi doanh số bán hàng của Nokia vẫn tăng 30% năm 2006. Hãng còn lấy thêm được 2% thị phần từ các đối thủ Motorola và Samsung. Năm 2007, cổ phiếu Nokia chạm đỉnh khi tăng tới 70%.

Tháng 7 năm đó, Apple bắt đầu bán iPhone. Và thế giới thay đổi rất nhanh chóng, chỉ trừ Nokia.

nokia-2-9385-1429507065.jpg

9,9% thị phần năm 2014 giúp mảng di động của Nokia (hiện thuộc Microsoft) đứng thứ 3 thế giới. Nhưng đây là con số ảo, bởi phần lớn điện thoại bán ra là dòng bình dân. Nếu nhìn vào thị trường điện thoại thông minh, Nokia còn chẳng lọt nổi top 5.

nokia-3-9647-1429507066.jpg

Nokia hoàn tất bán mảng di động cho Microsoft vào tháng 4 năm ngoái. Đó dường như là dấu chấm hết của một công ty từ không tên tuổi trở thành thương hiệu biểu tượng của thế giới. Người ta đổ lỗi cho Olli-Pekka Kallasvuo - thành viên cốt cán của ban lãnh đạo Nokia - người đã giúp Nokia đi lên và làm CEO giai đoạn 2006-2010. Một số cho rằng đó là do Stephen Elop - cựu lãnh đạo Microsoft chuyển sang Nokia. Hoặc cũng có người đổ cho sự phát triển về công nghệ.

Tuy nhiên, Nokia vẫn còn mảng thiết bị mạng. Nokia-Siemens không có khởi đầu suôn sẻ, khi cuộc điều tra hối lộ lớn tại Siemens khiến thương vụ hợp tác bị trì hoãn vài tháng. Nhưng theo Rajeev Suri - CEO Nokia Siemens Networks năm 2009, công ty này đã bắt đầu phát triển. Nokia Siemens Networks đã mua mảng hạ tầng viễn thông của Motorola năm 2010. Một năm sau đó, họ thông báo tập trung vào mảng thiết bị cho mạng di động băng thông rộng và sa thải gần 25% nhân lực.

Ngay khi công ty mẹ chật vật trong việc chuyển sang smartphone, cả Nokia và Siemens đều muốn ra khỏi liên doanh. Năm 2013, Nokia mua lại 50% cổ phần của Siemens với giá 1,7 tỷ euro (thời đó tương đương 2,2 tỷ USD). Sau khi bán mảng điện thoại di động cho Microsoft, Nokia Networks gần như là tất cả những gì còn lại của hãng. Đến tháng 5/2014, Suri được bổ nhiệm làm CEO của cả Nokia. Dù vậy, đây vẫn là công ty có máu mặt trong mảng hạ tầng không dây.

Nokia-4-9837-1429507066.jpg

Thương vụ mua lại Alcatel-Lucent sẽ giúp Nokia trở thành người dẫn đầu trong mảng này. Chính phủ Pháp - vốn được xem là cản trở lớn với việc thâu tóm các công ty hàng đầu nước này thực ra đang hỗ trợ thương vụ trên để giữ lại việc làm cho người Pháp. Vì vậy, thách thức của họ giờ chỉ là hợp nhất hai công ty để cạnh tranh với Erisson và Huawei.

Đây còn là tin tuyệt vời với Phần Lan. Trong thời kỳ Nokia còn thống trị, nước này đã nổi lên là cường quốc công nghệ toàn cầu. Nhưng từ khi tượng đài này sụp đổ, Phần Lan vẫn chật vật tìm hướng đi mới cho nền kinh tế.

Giờ đây, Nokia đã quay trở lại. Mua Alcatel sẽ giúp họ đạt doanh thu hàng năm 17,4 tỷ euro (18,6 tỷ USD). Thời kỳ đỉnh cao năm 2007, con số này là 51 tỷ euro. Tuy nhiên, người Phần Lan vẫn đóng vai trò lớn trong cuộc cách mạng viễn thông. Ít nhất thì CEO hiện tại của hãng vẫn đang làm đúng cam kết giúp Nokia ít nhất là có mặt trong cuộc chơi.

Hà Thu (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.