Xác định phong cách lãnh đạo là cách tốt nhất để tiếp cận những sự thay đổi cần thiết.

Một nhà lãnh đạo vĩ đại thường rất khó để tìm ra và dường như họ có nhiều sự khác biệt hơn là những điểm giống nhau. Một số thì nhẹ nhàng, điềm tĩnh; số khác lại cộc lốc, cũng có người rất hung hăng… Nhưng thật ra, chỉ có 2 loại nhà lãnh đạo cơ bản. Đó là nhà lãnh đạo gia tăng (người duy trì ổn định của tổ chức và cho phép những thứ tăng trưởng và phát triển qua thời gian) và nhà lãnh đạo nổi loạn (nhà lãnh đạo phá vỡ các cấu trúc cơ bản để tạo ra những thay đổi lớn).

90% là những nhà lãnh đạo gia tăng

Có khoảng 90% các nhà lãnh đạo thuộc dạng gia tăng, tức là đang làm cho công ty phát triển một cách ổn định. Những nhà lãnh đạo thích sự ổn định sẽ từng bước đưa công ty đi lên mà không gây ra sự thay đổi đột ngột nào. Jack Welch của General Electric và Larry Ellison của Oracle là nhà lãnh đạo gia tăng, họ biến những ý tưởng tốt thành những điều vĩ đại.

Còn lại là 10% các nhà lãnh đạo “gây rối”. Họ luôn có những điều chỉnh “khác người”, làm đảo lộn mọi thứ bằng cách phá vỡ cấu trúc cơ bản của tổ chức trước đó. Chính điều này giúp mang lại những kết quả tuyệt vời. Lãnh đạo gây rối như Steve Jobs hay Mark Zuckerberg đều phá vỡ các khuôn mẫu xung quanh họ để hoàn thành mục tiêu của mình.

Lãnh đạo gia tăng và nổi loạn đều bổ sung và hỗ trợ cho nhau theo một chu kì phát triển nhất định. Phát triển thường xảy ra từ từ, nhưng đến một giai đoạn nào đó nó sẽ bị bão hòa và bắt đầu đi xuống. Khi đó, người lãnh đạo nổi loạn sẽ xuất hiện giúp phá bỏ những nguyên tắc trước đó để tạo ra những nguyên tắc mới thích nghi với thời đại và xu hướng phát triển chung.

Bạn thuộc loại nhà lãnh đạo nào?

Bạn có muốn củng cố và phát triển công ty dựa trên ý tưởng hiện có mà bạn tin rằng có thể làm tốt hơn? Hoặc bạn muốn “nổi loạn” để bắt đầu tạo ra những giá trị mới? Cả hai phương pháp này đều có thể mang lại cho bạn thành công và cho phép bạn điều hành một công ty lớn. Tuy nhiên, nếu đánh giá sai phương pháp tiếp cận, bạn sẽ kết thúc sự nghiệp của mình một cách nhanh chóng. Thậm chí, còn tệ hại hơn khi bạn bị đánh giá là bất tài và làm việc cẩu thả.

Đừng cố tạo ra những thay đổi khi chưa chuẩn bị sẵn sàng cho những “phản ứng ngược” từ thực tế. Và cũng đừng giới hạn bản thân để làm chậm tiến trình thay đổi nếu bạn không thể hòa mình vào một cấu trúc có sẵn trước đó của công ty.

Cả hai loại nhà lãnh đạo đều có thể dẫn đến thành công theo những cách khác nhau. Hãy hình dung bạn là nhà lãnh đạo như thế nào để điều hành công ty và cuối cùng, cách công ty của bạn sẽ tác động đến thế giới.

Theo doanhnhanthanhdat.net/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.