Tại Nga, mức lương trung bình là 670 USD/tháng và có 13% dân số sống dưới mức nghèo. Dầu mỏ và khí đốt chiếm gần 60% tổng xuất khẩu của Nga.

Dân số Nga giảm 700 người mỗi ngày: Theo Eurasia Daily Monitor, dân số Nga giảm xấp xỉ 700 người mỗi ngày, tương đương với 250.000 người một năm. Nguyên nhân được cho là dân số già, tỷ lệ nhập cư giảm và sự lỏng lẻo trong quy định về thực phẩm và sức khỏe y tế. Ảnh: Flickr/Baigal Byamba.

Các chính sách cấm vận kinh tế của phương Tây cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ nghèo tại Nga. Ảnh: The Moscow Times.

Sản lượng kinh tế giảm 45% sau khi Liên Xô sụp đổ: Từ năm 1989 tới 1998, sản lượng kinh tế của Nga giảm 45% sau sự sụp đổ của Liên Xô. Năm 2000, GDP của nước này tương đương 30-50% mức sản lượng trong quá khứ. Các nhà phân tích cho rằng có nhiều yếu tố gây ra sự suy thoái hậu quá trình chuyển đổi, bao gồm những chính sách kinh tế kém hiệu quả của chính phủ. Ảnh: Flickr / Janette Asche.

Dầu mỏ và khí đốt chiếm 59% xuất khẩu: Năm ngoái, sản lượng dầu mỏ của Nga đạt mức cao nhất trong lịch sử với 11,16 triệu thùng/ngày, theo Reuters. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ riêng năm 2017, khí đốt chiếm tới 59% sản lượng xuất khẩu của Nga và 25% tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia này. Ảnh: Oil and Gas People.

Quỹ dự trữ hơn 460 tỷ USD: Với tổng nợ chiếm 29% GDP, nước Nga sở hữu dự trữ ngoại tệ hơn 460 tỷ USD. Một số chuyên gia tin rằng Nga có thể chịu được các cú sốc toàn cầu, kể cả khi tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức thấp 1,5%. Ảnh: The Moscow Times.

Nga có hơn 70 tỷ phú: Tại Nga, sự chênh lệch giàu nghèo luôn ở mức khá cao và hiện nước này hiện có hơn 70 tỷ phú. Trong đó, phần lớn tỷ phú tích lũy tài sản vào những năm 1990 và thường tập trung tại thủ đô Moscow. Trong ảnh là tỷ phú Roman Abramovich. Ảnh: AP.

Hơn 13% người Nga sống nghèo đói: Irish Times đưa tin trong năm 2018, có khoảng 19,3 triệu người Nga đang sống ở dưới mức nghèo, tương đương 13%. Tuy nhiên, tỷ lệ hiện tại đã giảm đáng kể so với mức gần 35% thời điểm Liên Xô sụp đổ. Ảnh: Political Forum.

Đồng ruble giảm 50% giá trị trong thập kỷ này: Trước cuộc khủng hoảng tài chính lớn giai đoạn 2014-2017, đồng nội tệ ruble đã trượt giá gần một nửa. Năm 2018, Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng lệnh cấm vận của Mỹ khiến đồng ruble chạm đáy 2 năm, khi tỷ lệ với USD chỉ còn 69,4 ăn 1. Trong khi con số này vào năm 2013 là 33 ăn 1. Ảnh: Meanwhile in Russia.

Lương trung bình 670 USD/tháng: Nga nằm trong top 10 nước có sản lượng kinh tế lớn nhất thế giới, lương trung bình của người dân nước này cũng chỉ xấp xỉ 670 USD/tháng. Con số này đã tăng gần 50% so với 437 USD vào năm 2016. Mức lương của người dân Nga cũng bị ảnh hưởng lớn do biến động của đồng ruble. Ảnh: Sure Travel.

Tiêu thụ rượu vodka của Nga giảm hơn 50% trong 20 năm: Năm 2015, người Nga tiêu thụ 1 tỷ lít rượu vodka, trong khi con số này vào đầu thiên niên kỷ là 2,14 tỷ lít. Theo BBC, văn hóa Nga đang dần bị Tây hóa khi người dân nước này chuyển sang uống bia và rượu vang. Tỷ lệ tiêu thụ rượu champagne cũng tăng từ 183 triệu lít lên 236 triệu lít. Ảnh: Misha Japaridze/AP Photo.

Nga đầu tư hơn 250 triệu USD vào ngành khai thác kim cương của Zimbabwe: Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đua nhau tạo ảnh hưởng tới khu vực châu Á. Tuy nhiên, giờ đây, Nga đã chuyển hướng sang châu Phi. Theo đó, Nga và Trung Quốc đều tích cực rót vốn đầu tư nhằm gia tăng sức ảnh hưởng tại lục địa đen. Ảnh: Tsvangirayi Mukwazhi-File/AP Photo.

Tháng 1/2019, Nga đầu tư 267 triệu USD vào ngành công nghiệp kim cương của Zimbabwe. Nga cũng tạo ảnh hưởng tại châu Phi bằng việc xuất khẩu sản phẩm quân sự và các công ty khai khoáng của chính phủ. Ảnh: Zimbabwe Market Watch.

Hương Giang (ZN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.