Theo Forbes, số lượng tỷ phú toàn cầu tăng lên nhanh chóng qua các năm. Năm 2018, số lượng tỷ phú là 2.208, tăng 8% so với 2.043 của năm 2017.
Tài sản trung bình của các tỷ phú là 4,1 tỷ USD, con số cao nhất từ trước đến nay. Hiện toàn bộ tỷ phú thế giới đang nắm giữ khối tài sản tương đương 9,1 nghìn tỷ USD, tăng 1,4 nghìn tỷ USD so với năm 2017.
Đáng chú ý trong danh sách những người giàu nhất thế giới có đến 1.490 tỷ phú tự thân, chiếm 67% trong tổng số. Một số ngành nghề sản sinh ra nhiều tỷ phú hơn hẳn những lĩnh vực khác như tài chính, bất động sản, thời trang hay công nghệ.
Tài chính và đầu tư xếp đầu bảng, với 310 tỷ phú, chiếm 14% tổng số. Các tỷ phú này có mặt ở hầu hết quốc gia, kể các nước đang phát triển như Brazil, Indonesia.
Năm 2018, có 24 người mới gia nhập danh sách tỷ phú đến từ ngành tài chính và đầu tư, gồm những tỷ phú tự thân như: Chris Larsen (đồng sáng lập tiền ảo Ripple), Changpeng Zhao (sáng lập kiêm CEO tiền ảo Binance).
Tỷ phú Warren Buffett được xem là nhà đầu tư thành công nhất thời đại với tổng tài sản lên đến 86 tỷ USD. Ảnh: Time.
Thời trang và bán lẻ là ngành xếp thứ hai với 235 người, chiếm 11% tổng số. 6 người đến từ nhóm ngành này thuộc top 20 tỷ phú giàu nhất thế giới. Họ là chủ của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Amancio Ortega (thời trang và bán lẻ Zara), Bernard Arnault (tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH), Jim Walton (tập đoàn bán lẻ Walmart).
Ngoài ra, nhóm ngành này cũng sản sinh ra nhiều tỷ phú mới như: Sara Blakely (nhà sáng lập của Spanx), Kevin Plank (CEO của Under Armou) hay bộ ba tỷ phú Bernard Marcus, Arthur Blank và Kenneth Langone (sáng lập Home Depot).
Với 220 người, bất động sản là ngành thứ 3 sản sinh ra nhiều tỷ phú, chiếm 10% trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Trung Quốc là nơi có nhiều đại gia bất động sản nhất với 60 tỷ phú, tiếp theo là Mỹ với 40 người.
Người phất lên nhờ bất động sản phải kể đến Tổng thống Donald Trump với tổng tài sản ước tính khoảng 3,1 tỷ USD. Tuy nhiên, Trump vẫn còn kém 5 lần so với Donald Bren, tỷ phú bất động sản giàu nhất nước Mỹ với tổng tài sản khoảng 16,3 USD.
Theo sau bất động sản là nhóm ngành sản xuất với 207 tỷ phú, chiếm 9% tổng số. Đây là ngành có nhiều tỷ phú mới nhất năm 2018 với 36 người mới gia nhập danh sách.
Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, có tên trong nhóm ngành công nghệ và là người giàu nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Entrepreneur.
Đứng vị trí thứ 5 nhưng nhóm ngành công nghệ, dù chỉ chiếm 9% tổng số lượng tỷ phú thế giới, lại nổi bật nhất khi sở hữu đến 14% tổng giá trị tài sản của toàn bộ danh sách. 8 tỷ phú công nghệ thuộc nhóm 5 lọt top 20 người giàu nhất hành tinh, gồm Jeff Bezos (ông chủ Amazon) và Bill Gate (đồng sáng lập Microsoft).
Bên cạnh đó, ngành công nghệ cũng có những tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới như John Collison (27 tuổi), đồng sáng lập công ty dịch vụ thanh toán trực tuyến Stripe, hay Evan Spiegel (28 tuổi), đồng sáng lập ứng dụng tin nhắn Snapchat.
Danh sách 10 nhóm ngành tạo ra nhiều tỷ phú nhất năm 2018:
1. Tài chính và đầu tư – 310 tỷ phú (14%).
2. Thời trang và bán lẻ – 235 tỷ phú (11%).
3. Bất động sản – 220 tỷ phú (10%).
4. Sản xuất – 207 tỷ phú (9%).
5. Công nghệ – 205 tỷ phú (9%).
6. Kinh doanh đa ngành – 194 tỷ phú (9%).
7. Dịch vụ ăn uống – 165 tỷ phú (7%).
8. Chăm sóc sức khỏe – 134 tỷ phú (6%).
9. Năng lượng – 94 tỷ phú (4%).
10. Truyền thông và giải trí – 73 tỷ phú (3%).








-
Tài sản của các tỷ phú công nghệ tăng vọt hàng chục tỷ USD chỉ sau một ngày
10/04/2025 5:11 PMPhố Wall vừa chứng kiến một phiên giao dịch đầy phấn khích với đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu công nghệ, khiến giá trị tài sản của loạt tỷ phú hàng đầu thế giới biến động mạnh. Đáng chú ý nhất là Elon Musk, ông chủ Tesla và SpaceX đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng thêm tới 28,3 tỷ USD chỉ trong một ngày.
-
Tài sản các tỷ phú thế giới biến động mạnh: Người thắng lớn, kẻ mất hàng chục tỷ USD chỉ sau một ngày
04/04/2025 3:16 PMChỉ trong vòng 24 giờ, thị trường tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự biến động mạnh mẽ về tài sản ròng của hàng loạt tỷ phú hàng đầu thế giới. Những con số tăng - giảm ấn tượng được ghi nhận trong bảng xếp hạng “Winners and Losers” của Forbes sau phiên giao dịch ngày 3/3, phản ánh rõ sự bất ổn của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh giá cổ phiếu công nghệ và các tài sản đầu tư lớn đang chịu áp lực điều chỉnh.
-
Việt Nam chỉ còn 4 tỷ phú USD trong danh sách Forbes 2025
03/04/2025 9:55 AMTạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2025, ghi nhận nhiều biến động đáng chú ý. Trong đó, Việt Nam chỉ còn 4 tỷ phú USD sau khi Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương không còn tên trong bảng xếp hạng.
-
Chỉ trong 5 năm, Ấn Độ “sản sinh” gần 200 tỷ phú
07/03/2025 3:01 PMTrong vòng 5 năm qua, Ấn Độ đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng tỷ phú USD. Theo báo cáo của Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank India, năm 2024, Ấn Độ có 191 tỷ phú USD, với tổng tài sản ước tính khoảng 950 tỷ USD. So với năm 2019, khi quốc gia này chỉ có 7 tỷ phú, con số này đã tăng thêm 184 người, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng.
-
Người giàu nhất Trung Quốc đã “đổi chủ”
22/02/2025 9:17 AMNgày 17/2, tỷ phú Mã Hóa Đằng (Pony Ma), đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Tencent, đã trở lại vị trí người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản ước tính khoảng 43,9 tỷ USD. Sự thay đổi này đánh dấu lần thứ ba kể từ tháng 7/2023 danh hiệu này đổi chủ, phản ánh sự biến động mạnh mẽ trong thị trường chứng khoán và nền kinh tế Trung Quốc.
-
“Cha đẻ” DeepSeek vươn lên top những người giàu nhất thế giới, vượt mặt CEO Nvidia?
13/02/2025 11:21 AMLiang Wenfeng, nhà sáng lập DeepSeek, đang trên đà trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới sau khi công ty của ông ra mắt mô hình AI đột phá. Với cổ phần chi phối, khối tài sản của ông có thể vượt qua cả Jensen Huang – CEO của Nvidia.