Trên thực tế, chẳng mấy ai có thể trở nên giàu có từ con số 0 như những diễn giả dạy làm giàu vẫn nói.
Ở châu Âu, Anh quốc là nước có mức độ chênh lệch giàu nghèo cao nhất, một phần là bởi ảo tưởng của giới nhà giàu ở nước này. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu một chủ ngân hàng đầu tư ở đây nghĩ rằng 100 triệu bảng là số tiền lớn nhưng “không phải là một số tiền quá lớn”. Trong một báo cáo của tạp chí The Guardian, một nhà đầu tư còn “khá tự tin” khi cho rằng người ta chỉ cần quyết tâm và say mê là có thể “bắt đầu từ con số 0 và kiếm được 100 triệu bảng trong vòng 20 năm”.
Tuy nhiên, vẫn có những niềm hy vọng. Trong một nghiên cứu được thực hiện gần đây, Katharina Hecht từ Trường Kinh tế và Chính trị học London cho biết 1/3 mẫu nghiên cứu về những cười cực giàu làm việc ở thành phố London đều đồng ý rằng “chính phủ nên giảm thiểu chênh lệch về thu nhập”. Kích cỡ mẫu là khá nhỏ và tập hợp con những người cực giàu này trước đây chưa từng phải trả lời những câu hỏi tương tự, nhưng những gì họ nói đều giống với các báo cáo từ Mỹ vào năm ngoái, trong đó cho thấy thái độ của giới siêu giàu đang bắt đầu thay đổi.
Vào năm 2016 ở New York, 50 triệu phú đã viết thư gửi thống đốc Andrew Coumo, yêu cầu ông tăng thuế vì họ cho rằng sự chênh lệch về kinh tế đang ngày càng lớn hơn. Nhóm này gồm Abigail Disney, cháu gái của Walt Disney, và Steven Rockefeller, thành viên đời thứ 4 của gia đình tài phiệt Rockefeller. Ít ra thì hậu duệ của giới nhà giàu cũng biết được rằng họ không tạo nên sự giàu có của mình, chứ chưa nói là làm giàu từ tay trắng.
Trên thực tế, không ai có thể trở nên giàu có từ con số 0 như những diễn giả dạy làm giàu vẫn nói. Đa phần sự giàu có là chiếm đoạt của người khác, chứ không phải được tạo ra. Sự giàu có sẽ gia tăng nhưng chỉ khi nó được chia sẻ đúng cách, chứ không phải tập trung trong tay vài người ít ỏi. Sự tăng trưởng giàu có đạt tốc độ cao nhất ở những nước phân phối của cải đồng đều hơn.
4 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Michael Lewis – một trong những người thành công nhất từng viết về ngành tài chính – đã cố gắng giải thích cho một nhóm các sinh viên tốt nghiệp Đại học Princeton tại sao đa phần thành công của ông và các độc giả của ông là nhờ vào may mắn. Tác giả của “The Big Short” và “Moneyball” nói với họ rằng:
“Thực ra người ta không thích nghe về chuyện thành công là kết quả của may mắn – đặc biệt là những người thành công. Khi già đi và thành công, họ cảm thấy thành công đó là điều tất yếu. Họ không muốn thừa nhận vai trò của sự ngẫu nhiên trong cuộc sống của mình. Lý do cho việc này là: Cả thế giới cũng không muốn thừa nhận điều đó”.
“Thế giới” mà Lewis muốn nhắc đến ở đây không phải là thế giới thông thường như chúng ta hiểu, mà là thế giới qua con mắt của giới tinh hoa ở các nước có tình trạng bất bình đẳng rõ nét. Từ “thế giới” ở đây ông dùng để chỉ “nước Mỹ”, và đặc biệt là nhấn mạnh vào “Giấc mơ Mỹ” – ý tưởng cho rằng bất kỳ ai cũng có thể thành công nếu đủ nỗ lực và tài năng, bất kể là xã hội đó bất bình đẳng về kinh tế ra sao.
“Giấc mơ Mỹ” là một quan niệm sai lầm, cũng như ảo tưởng của nhà đầu tư ở London kia. Những ai kiếm được tiền thường lại không có tài năng xuất chúng. Họ chỉ may mắn đúng thời điểm trong đời mình mà thôi. Có thể họ đã làm việc chăm chỉ, quyết tâm và có tham vọng, nhưng hàng ngàn người khác cũng thế, có điều họ không gặp may mà thôi.
Thường thì những người kiếm ra tiền đều có sẵn tiền trong tay, nhờ thừa kế chẳng hạn, và làm tăng cơ hội cho họ. Đừng có tin vào chuyện hoang đường về những doanh nhân tự thân hiền lành, tốt bụng, và tài năng.
Trí thức trẻ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.