Gây chú ý thị trường tài chính nhất là chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Sau khi người sáng lập Đặng Văn Thành (tại vị hàng chục năm), từ nhiệm trong Đại hội cổ đông tháng 5/2012, vị trí chủ tịch được trao lại cho ông Phạm Hữu Phú, Phó chủ tịch Eximbank. Ông Phú sang Sacombank với tư cách người đại diện cho Eximbank, nắm giữ số cổ phần tương đương hơn 9,6% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, hôm 24/3, vị trí này đã được chuyển giao cho ông Kiều Hữu Dũng, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank. Ông Dũng được cho là có lợi thế khi từng làm Vụ trưởng Vụ các ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, đơn vị trực tiếp quản lý, cấp phép thành lập và am hiểu hoạt động ngân hàng cổ phần.
Như vậy chỉ trong thời gian 2 năm, kể từ khi nhóm cổ đông lớn nắm quyền kiểm soát Sacombank đến nay, ghế nóng Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này đã được thay đổi 2 lần, chưa kể sự ra đi của người sáng lập Đặng Văn Thành.
Chưa đầy 2 năm, Sacombank đã ba lần thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng năm nay còn chứng kiến không ít nhà băng tiến hành thay lãnh đạo ngay trong đại hội. Tại Đại hội SCB hôm 17/3, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thị Thu Sương được cổ đông thông qua đơn từ nhiệm với lý do cá nhân.
Ông Đinh Văn Thành được bầu vào chức danh Chủ tịch SCB nhiệm kỳ 2012-2017 thay cho bà Sương. Như vậy, bà Sương từ chức khi mới tại vị chưa được nửa nhiệm kỳ tại nhà băng hợp nhất. Sự ra đi của nữ chủ tịch này được xem là khá bất ngờ, vì bà là người gắn bó với SCB kể từ những ngày đầu hợp nhất và trải qua không ít khó khăn trong giai đoạn ngân hàng tái cấu trúc.
Mới nhất là sự chuyển giao chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị giữa bà Nguyễn Thị Xuân Loan và ông Nguyễn Quốc Toàn ngay tại đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng Nam Á hôm 27/3.
Lý do công bố cho sự ra đi của các vị Chủ tịch đều là "cá nhân". Nhưng bản chất đằng sau sự thay đổi chiếc ghế nóng này còn nhiều dấu chấm hỏi.
Trước đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị thường là những người nắm cổ phần lớn và đồng nghĩa với ông chủ thực sự của ngân hàng. Còn hiện nay, có những vị Chủ tịch thậm chí không hề sở hữu một cổ phần nào, chẳng hạn như tân Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng.
Câu hỏi đầu tiên khiến người ta quan tâm là chiếc ghế quyền lực ấy hiện nay liệu có còn đại diện cho vị trí "ông chủ" thực sự. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa tài chính ngân hàng Đại học Mở TP HCM cho rằng, vấn đề này khó có thể đưa ra kết luận chính xác.
Ông Thuận dẫn ví dụ trong giới ngân hàng hiện nay, ai cũng biết đến vị Chủ tịch quyền lực của Eximbank Lê Hùng Dũng, dù cá nhân chẳng nắm cổ phiếu nào nhưng ông thực sự thể hiện uy quyền của "ông chủ" nhà băng này.
Ngoài ra, Tiến sĩ Thuận cũng không loại trừ khả năng còn có một số trường hợp vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị thực chất chỉ là "người đóng thế vai cho các ông chủ thực sự". Vì lý do gì đó, những ông chủ kia không muốn đảm trách vị trí cao nhất tại nhà băng và đã bổ nhiệm một người nào đó có uy tín, có năng lực lên nắm giữ thay. "Tuy nhiên, một khi dễ dàng bổ nhiệm thì họ cũng có thể dễ dàng phế truất chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị này, tương tự như việc thuê CEO. Do đó, vị trí này biến động là điều dễ hiểu", ông nói.
Một số chuyên gia khác cho rằng, nguyên nhân của việc ngân hàng "thay chủ" liên tục còn gắn liền với hai góc độ. Thứ nhất là bị chi phối bởi việc đổi chủ sở hữu và làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành ngân hàng. "Một khi người sở hữu ngân hàng thay đổi thì chiếc ghế nóng "Chủ tịch Hội đồng quản trị" ấy tất yếu phải đổi sang một người khác.
Thêm vào đó, lý do chuyên nghiệp hoá đội ngũ Hội đồng quản trị dưới áp lực tái cơ cấu ngân hàng cũng là một yếu tố lớn tác động đến làn sóng thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện nay và thời gian tới.
-
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ chức Chủ tịch ACC
14/09/2024 10:47 AMHội đồng quản trị Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tư vấn châu Á (ACC) nhiệm kỳ 2024-2026.
-
Chân dung chủ tịch “soái ca” và thế hệ F2 kinh doanh ngân hàng
09/06/2023 12:48 PMKhông chỉ riêng Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy, nhiều ngân hàng tư nhân hiện nay đã bắt đầu thực hiện chuyển giao quyền lực cho con cái, hay còn gọi là thế hệ F2.
-
Các ông chủ và người thân đang nắm bao nhiêu vốn ngân hàng?
16/08/2021 4:54 PMNhiều ngân hàng tư nhân hiện ghi nhận chủ tịch và người thân nắm giữ khoảng 15-20% vốn điều lệ, lượng cổ phần này có giá trị tương đương từ vài nghìn cho tới vài chục nghìn tỷ.
-
Ông Phan Đình Tuệ - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh: "Chúng tôi tự hào là người con quê hương Bác"
15/05/2021 10:25 AMThực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cũng nhân kỷ niệm lần thứ 131 ngày sinh của Bác, 80 năm ngày Bác về nước lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, chúng tôi có buổi trò chuyện với ông Phan Đình Tuệ - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại TP.HCM, được nghe những đóng góp của các doanh nhân, doanh nghiệp (DN) xứ Nghệ cho sự phát triển kinh tế TP.HCM và cả nước, cũng như niềm tự hào của họ khi được sinh ra trên quê hương Bác.
-
Chủ tịch ngân hàng lớn nhất nước Mỹ: Lãnh đạo xuất sắc nhất sẽ có đặc trưng này
03/12/2020 8:44 AMTheo Jamie Dimon - Chủ tịch, CEO J.P.Morgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét theo giá trị tài sản nắm giữ, những lãnh đạo xuất sắc nhất, thành công nhất sẽ có các đặc trưng dưới đây.
-
"Sinh ra đã ở vạch đích", vị chủ tịch trẻ nhất trong giới ngân hàng giàu cỡ nào?
16/06/2020 11:32 AMVốn được coi là “chàng trai vàng” trong giới ngân hàng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB Trần Hùng Huy không chỉ đẹp trai mà còn sở hữu khối tài sản khổng lồ cũng như tài năng kinh doanh đáng nể.