Bạn đã có cuộc phỏng vấn công việc mà bạn đang chờ đợi và bạn không muốn làm hỏng nó. Mẹo là bạn chỉ nghĩ về từ T-O-D-A-Y.
Kỹ năng làm việc theo nhóm là rất cần đối với bất kỳ công việc nào. Ảnh: THỤY KHUÊ
T = (Teamwork): Làm việc theo nhóm
O = (Obstacles): Những trở ngại
D = (Duties): Nhiệm vụ
A = (Achievements): Thành tích
Y = (Your strengths and weaknesses): Điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Teamwork - Làm việc theo nhóm
Phải nói làm việc theo nhóm là một yếu tố rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng và chắc chắn sẽ đưa ra yêu cầu đối với nhân viên của mình. Nhà tuyển dụng mong muốn bạn có thể làm việc như một phần của đội. Hầu như mọi công việc đều yêu cầu bạn làm việc với mọi người.
Vì vậy, ngay cả khi bạn chưa bao giờ đi làm trước khi bạn được phỏng vấn, thì bạn cũng nên đưa ra những ví dụ về làm việc theo nhóm.
Có rất nhiều ví dụ về công việc mà mình là một phần của một nhóm, bao gồm:
- Là thành viên của đội thể thao
- Làm một lớp nhảy
- Tổ chức các sự kiện gia đình…
Tất cả những gì bạn cần chứng minh là bạn có thể giao tiếp, quyết định và làm việc với người khác để đạt được mục tiêu của bạn. Bạn là một phần của bất kỳ nhóm nào và dĩ nhiên ở cương vị nào bạn cũng thể hiện được kỹ năng của mình.
Obstacles - Những trở ngại
Trong công việc, giống như ở nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, cũng có những vấn đề cần giải quyết. Nhà tuyển dụng cần biết làm thế nào để xử lý khi bạn bị mắc vào một trong những tình huống khó khăn đó.
Ví dụ về khắc phục những trở ngại bao gồm:
- Nếu bạn gặp rắc rối khi tiếp nhận một kỹ năng mới
- Nếu bạn đã có một sự thất bại trong cuộc sống cá nhân nhưng vẫn có thể thành công trong cuộc đời làm việc của bạn
- Nếu có thay đổi không mong đợi khi bạn đang lên kế hoạch cho một sự kiện…
Nếu bạn đã có bất kỳ kinh nghiệm như những cái trên, hãy nói với người phỏng vấn của bạn về nó. Giải thích những trở ngại là gì, làm thế nào bạn xử lý nó, và làm thế nào mọi thứ cuối cùng trở nên thành công nhờ vào sự giải quyết tình huống khó khăn của bạn.
Duties - Nhiệm vụ
Khi bạn được hỏi về nhiệm vụ, nghĩa là bạn đang được hỏi về những việc bạn đã làm trước đây. Lúc này bạn cần phải biết cụ thể: Nếu ai đó hỏi lại công việc trong quá khứ của bạn, nghĩa là họ sẽ muốn biết điều gì, vì vậy bạn nên tập trung vào các điều sau:
- Bạn đã đi đến rất nhiều cuộc họp?
- Bạn đã phản hồi các khiếu nại của khách hàng?
- Bạn đã đào tạo nhân viên mới?
Nếu bạn chưa có việc làm trước đó, thì bạn có thể nói về:
- Một cái gì đó bạn đã làm ở trường
- Tình nguyện viên bạn đã làm trong một sự kiện
- Công việc của bạn như một phần của một nhóm cộng đồng.
Tuy nhiên nhiều khả năng, bạn sẽ chỉ được hỏi câu hỏi này nếu bạn đã có một công việc trước đây (điều này nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng biết được thông qua CV của bạn).
Achievements - Thành tích
Bạn hãy xem một cuộc phỏng vấn việc làm là cơ hội để làm sao bạn có thể “bán” sản phẩm là cá nhân mình. Nghĩa là bạn chú trọng đến điều gì làm bạn nổi bật so với các ứng viên khác? Nếu bạn giành được một giải thưởng ở trường hoặc được xướng tên “Nhân viên của tháng” ở công việc cũ, thì tại sao không để người phỏng vấn biết về nó. Bạn cũng có thể nói về các thành công khác ngoài công việc, chẳng hạn như bạn đã tổ chức một sự kiện gây quỹ từ thiện cho 1 hoàn cảnh thương tâm nào đó và đã thành công.
Nên nhớ thành công không chỉ là điều gì đó lớn lao, mà cũng có thể bắt đầu từ việc rất nhỏ. Nếu bạn được giao để làm điều gì đó và bạn đã hoàn thành nó - đó là một thành công. Ví dụ, nếu bạn được nhờ ngồi chơi với trẻ em giúp cho người bạn của mình và người bạn đó giới thiệu bạn với một người khác và bây giờ bạn đang là người chăm sóc trẻ và đứa trẻ đó rất thích thú với việc chơi cùng bạn - đó là một thành công.
Hãy chắc chắn rằng bạn nhận ra thành tích của bạn và cảm thấy thoải mái khi nói về nó. Bạn khó lòng biết được thành tích nào nặng ký hơn nhằm “ghi điểm” với nhà tuyển dụng, vì vậy đừng chỉ quan tâm đến “thành tích lớn”.
Điểm mạnh và điểm yếu
Dù “điểm mạnh” và “điểm yếu” không chứa từ “tại sao”, nhưng bạn nên lấy những ví dụ cho cả hai khi nói về nó.
Thế mạnh của bạn là gì?
Hãy suy nghĩ về những gì mọi người khen bạn, ví dụ:
- Bạn bè của bạn có thể nói rằng bạn là một người nghe tốt
- Gia đình bạn biết bạn đáng tin cậy
- Bạn cảm thấy thoải mái khi trò chuyện trước đám đông
Dĩ nhiên đây chính là những điểm tích cực trong cuộc sống và trong lực lượng lao động. Hãy để người phỏng vấn biết điểm mạnh của bạn là gì và sau đó đưa ra mỗi ví dụ cho điều bạn vừa nêu.
Ví dụ: "Tôi thích mọi thứ gọn gàng và ngăn nắp. Chính vì vậy trong công việc cũ của mình, những đồng nghiệp thường hay đến tôi để mượn những đồ dùng văn phòng phẩm, vì họ biết tôi biết mọi thứ để ở đâu trên bàn làm việc của mình”.
Điểm yếu của bạn là gì?
Nên nhớ rằng câu trả lời tồi tệ nhất cho điều này là nói rằng bạn không có bất kỳ điểm yếu gì. Nếu bạn nói như thế thì người phỏng vấn chắc chắn sẽ nghĩ bạn nói dối hoặc là bạn không quan tâm đến việc có trở thành nhân viên của công ty đó hay không.
Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là phải trung thực về những gì bạn không giỏi, nhưng sau đó giải thích cách bạn đang cố gắng để cải thiện nó. Ví dụ:
- Tôi đánh máy không quá nhanh, nhưng gần đây tôi đã mượn một chương trình máy tính giúp tôi luyện tập và tôi dần trở nên tốt hơn.
- Tôi không rành khi sử dụng các chương trình Excel chuyên sâu, nhưng tôi làm rất tốt với phần Word và tôi đang quan tâm để tìm hiểu thêm về Excel…
Hãy nhớ - TODAY!
Luôn nhớ từ TODAY trong tâm trí khi bạn đi phỏng vấn việc làm. Đó là một cách tuyệt vời để nhớ những thứ mà bạn sẽ được hỏi. Đó là một cách tuyệt vời để có cơ hội nhận được một công việc mới - TODAY!
Thanh niên
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.