Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) ở châu Á - Thái Bình Dương đã diễn ra sôi động trong năm nay. Tổng giá trị các thương vụ đạt 1.000 tỉ USD.
Tổng giá trị các thương vụ M&A ở châu Á - Thái Bình Dương đạt hơn 1.000 tỉ USD trong năm nay, nhiều hơn 37% so với mức kỷ lục của năm 2014, theo Dealogic.
Trong năm 2015, số thương vụ M&A ở châu Á - Thái Bình Dương chiếm kỷ lục 24% trong tổng số thương vụ mua bán, sáp nhập được công bố trên toàn cầu. Các thương vụ gói gọn trong khu vực châu Á, những thương vụ mà một nhà thâu tóm châu Á nhắm đến 1 tài sản trong khu vực, cũng tăng vọt khoảng 34% lên 72,3 tỉ USD.
Theo CNBC, đà bán tháo trên thị trường hàng hóa có thể là tác nhân quan trọng thúc đẩy hoạt động M&A. Các thương vụ nhắm đến Úc trong lĩnh vực hàng hóa (bao gồm kim loại và thép, giấy và lâm nghiệp, khai khoáng, dầu khí, năng lượng…)
tăng khoảng 40% trong năm nay. Lĩnh vực khai thác khoáng sản có số thương vụ tăng nhiều nhất với mức tăng gần 230%.
Giá cả các loại hàng hóa đã lao dốc, xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Dầu thô hiện đi xuống khoảng 30% và giá cả quặng sắt tuột hơn 40%. Vì thế, nhiều doanh nghiệp và tài sản trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua can đảm.
Nhật Bản cũng hướng ra nước ngoài khi thực hiện các thương vụ thâu tóm, sáp nhập. Tổng giá trị các thương vụ thâu tóm ở nước ngoài đạt 90,49 tỉ USD, tăng gần 70% so năm 2014. Mỹ là điểm đến mơ ước của các nhà thâu tóm Nhật Bản với tổng giá trị của các M&A giữa các doanh nghiệp 2 nước là 35,75 tỉ USD, tiếp theo là Trung Quốc với 10,48 tỉ USD.
Dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương cả về số lượng và giá trị là các thương vụ mua bán, sáp nhập nhắm đến Trung Quốc. Có kỷ lục 4.542 thương vụ M&A trị giá 575,6 tỉ USD nhắm đến nước này.
Thu Thảo (Thanh niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.