CafeLand - Chiều ngày 27/9 cơ quan công an đã công bố quyết định khởi tố 4 thành viên có liên quan đến ngân hàng ACB là ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang. Theo thông tin từ ACB vụ việc này có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Trần Xuân Giá - trái đắng cuối đời

Trần Xuân Giá sinh năm 1939, tại xã tại xã Lũy Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Trần Xuân Giá tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô cũ và học hàm Phó Giáo sư. Ông từng là giảng viên tại ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Năm 1980, ông Trần Xuân Giá được đề bạt vượt cấp lên làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm Thứ trưởng) khi đang làm giảng viên đại học.

Từ 1989, Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ). Năm 1992 ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Từ tháng 11/1996 đến tháng 8/2002, ông Giá là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại biểu Quốc hội Khóa X.

Ngày 01/10/2006, ông về nghỉ hưu nhưng vốn là người yêu thích làm việc ông Giá lại tiếp tục “khởi nghiệp” tại ngân hàng ACB với vai trò cố vấn sau đó là Chủ tịch HĐQT. Ông được nhiều người biết đến là người có nhiều đóng góp to lớn trong quá trình đổi mới nền kinh tế nhất là lĩnh vực xây dựng. Có thể nói ông là “cha đẻ” của Bộ Luật Doanh nghiệp mà đến nay tác dụng của nó còn ảnh hưởng rõ đến toàn bộ nền kinh tế, đời sống xã hội.

Ông được đánh giá là một trong số ít chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Việt Nam. Ông không chỉ là người có học vấn uyên thâm mà ông còn là người am hiểu chính trị, đời sống kinh tế và xã hội vì ông đã trải qua nhiều chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước. Ngoài công việc, ông Giá cũng được nhiều người nhận xét là có tính cách rất điềm đạm, dễ gần, cởi mở với người dưới...

Với vai trò là Chủ tịch HĐQT của ACB ông chịu trách nhiệm liên đới với những sai phạm của ban lãnh đạo ngân hàng này. Ngày 27/09/2012, Ông chính thức bị khởi tố sau một loạt tin đồn trước đó. Đây có lẽ là “trái đắng” mà ông phải gánh chịu nhiều nhất khi tuổi đã về chiều.

Ông Lê Vũ Kỳ - Tiến sỹ toán làm ngân hàng

Ông Lê Vũ Kỳ là Tiến sỹ Toán-Lý của Đại học Tổng hợp Matxcova – Nga. Ông từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều doanh nghiệp lớn như Cựu Phó chủ tịch ACB, quyền Tổng giám đốc Công ty FPT trước khi chuyển sang làm cán bộ Tổng công ty Dệt - May Việt Nam.

Ông từng được Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) trao giải Nhà lãnh đạo Công nghệ thông tin (CIO) xuất sắc khu vực Đông Dương.

Ông Kỳ có 15 kinh nghiệm làm việc ở ngân hàng ACB, từng trải quan nhiều cương vị khác nhau trong bộ máy của ngân hàng như: Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, vị lãnh đạo này còn là thành viên thường trực HĐQT, thành viên thường trực Ủy ban tín dụng, thành viên Ủy ban Nhân sự, Chủ tịch Hội đồng Đầu tư và Phó chủ tịch Hội đồng xử lý rủi ro của ACB.

Từ ngày 21/9, Ông Lê Vũ Kỳ gửi đơn thôi chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS), sau khi đã có động thái tương tự ở Hội đồng quản trị ACB.

Ông Trịnh Kim Quang - Nhà giáo trở thành doanh nhân

Ông Trịnh Kim Quang từng có 10 năm kinh nghiệm trong nghề giáo, 4 năm làm việc tại SJC và Công ty Việt Thương sau đó ông chuyển sang gắn bó với ngân hàng ACB cũng gần 20 năm. Trải qua nhiều chức vụ khác nhau như Phó tổng giám đốc, thành viên HĐQT ACB kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Chứng khoán ACB. Ngoài ra, ông cũng là thành viên trong Hội đồng sáng lập, Phó Chủ tịch Ủy ban tín dụng, thành viên Ủy ban Nhân sự và Thành viên Hội đồng đầu tư của ACB.

Sau khi từ nhiệm tại ngân hàng ACB thì ngày 24/9, ông Trịnh Kim Quang cũng gửi đơn từ nhiệm Hội đồng thành viên Công ty Chứng khoán ACB.

Phạm Trung Cang – Thư ký văn phòng trở thành sếp lớn

Ông Phạm Trung Cang sinh năm 1954 tại Long An, tốt nghiệp với tấm bằng Cao đẳng kinh tế, ông Cang từng làm thư ký cho Phó chủ tịch UBND quận 3, TP.HCM. Nhưng vào thời đó công việc thư ký văn phòng không đủ sống, ông phải cải thiện thu nhập bằng cách nhận gia công hấp vỏ xe đạp. Sau một thời gian ông bỏ nghề thư ký, tự mình mở cơ sở sản xuất vỏ xe đạp.

Làm chủ cơ sở chưa được bao lâu, ông Cang lại gặp thất bại vì mua phải cao su chất lượng kém khiến toàn bộ gia sản ông mất hết. Không nản chí ông Cang lại tiếp tục khởi nghiệp lần hai với sản phẩm bao nhựa tái sinh. Cơ sở đang ăn nên làm ra thì đến năm 1984, hỏa hoạn đã thiêu rụi cơ ngơi, chỉ còn trơ vài sườn máy. Khách hàng mất hết, mặt bằng bị nhà nước thu hồi lại, lúc đó ông Cang chỉ mới 30 tuổi.

Tưởng chừng như ông Cang không đứng dậy nổi, vậy mà 2 năm sau ông lại vực được công ty đi lên. Đến những năm giữa thập niên 1990, khi thương hiệu đã vững vàng, Phạm Trung Cang giao hẳn cơ nghiệp cho em trai.

Ông là một trong những thành viên đầu tiên cùng với Trần Mộng Hùng, Nguyễn Đức Kiên thành lập Ngân hàng Á Châu (ACB). Từ năm 1999 đến 2001 ông giữ chức vụ tổng giám đốc điều hành ngân hàng ACB.

Rời ACB ông Cang sang làm Phó Chủ tịch Eximbank, nhưng đến ngày 19/9/2012 ông Cang gửi đơn xin từ nhiệm lên HĐQT của Eximbank. Sau khi từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank, ông Phạm Trung Cang tiếp tục từ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng.

Lời giải cho những tin đồn

Thời gian qua có nhiều thông tin 4 sếp ngân hàng bị khởi tố sau khi từ chức, lời giải chính thức cho câu chuyện này đã có đáp án. Chiều 27/9, Cơ quan công an đã công bố quyết định khởi tố 4 người, gồm: Ông Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, các ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.

Theo Cơ quan điều tra, xét thấy 4 người này có nhân thân tốt, có thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra, có nơi cư trú rõ ràng và xét mức độ hành vi vi phạm, Cơ quan điều tra đã thống nhất với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao áp dụng biện pháp cấm rời khỏi nơi cư trú và cho tại ngoại.

Đây là sự kiện chấn động thứ 2 mà ngân hàng ACB phải gánh chịu sau khi hai quả bom tấn “bầu” Kiên và Lý Xuân Hải “phát nổ” làm cho thị trường tài chính, ngân hàng bị chao đảo.

Không biết sau sự kiện 4 sếp lớn ngân hàng bị khởi tố thị trường sẽ chịu thêm tác động gì đây?

Mỹ Linh (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • 'Thần gió' bầu Kiên mạnh miệng trước tòa

    'Thần gió' bầu Kiên mạnh miệng trước tòa

    22/05/2014 4:20 PM

    Đứng trước vành móng ngựa, bầu Kiên lạnh lùng phủ nhận các kết luận trong cáo trạng và cho rằng mình: Không lừa đảo, không phạm tội và không buôn vàng...

  • Lê Vũ Kỳ: Tiến sỹ toán vỡ mộng theo Bầu Kiên

    Lê Vũ Kỳ: Tiến sỹ toán vỡ mộng theo Bầu Kiên

    22/05/2014 8:34 AM

    Nguyên Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB Lê Vũ Kỳ - bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên - là một lãnh đạo kín tiếng. Tuy nhiên, trong giới tài chính ông khá nổi tiếng, được biết đến như một người thức thời với cái mới, nghiêm túc và nhiệt huyết cao trong công việc.

  • Truy vấn mua bán vàng vụ bầu Kiên

    Truy vấn mua bán vàng vụ bầu Kiên

    21/05/2014 5:27 PM

    Hôm nay (21/5), phiên xử Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm tiếp tục diễn ra tại TAND TP Hà Nội. Bị cáo Kiên cho rằng: "Tất cả nhân viên ACB đều nhận ra giọng nói của tôi vì tôi đã có 20 năm làm việc tại đây. Nhân viên ACB phải có trách nhiệm ghi nhận từng giọng nói của từng giao dịch và báo cáo".

  • Ông Trần Xuân Giá vẫn chưa có mặt tại phiên tòa Bầu Kiên

    Ông Trần Xuân Giá vẫn chưa có mặt tại phiên tòa Bầu Kiên

    20/05/2014 9:55 AM

    Sáng nay 20-5, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên (còn gọi là Bầu Kiên) cùng các đồng phạm trong vụ sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Á Châu - ACB.

  • Ông Trần Xuân Giá khó hầu tòa trong vụ bầu Kiên

    Ông Trần Xuân Giá khó hầu tòa trong vụ bầu Kiên

    19/05/2014 1:05 PM

    Ngày mai, TAND Hà Nội mở lại phiên xử cựu phó chủ tịch Ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên cùng 8 người liên quan, tuy nhiên chưa rõ cựu chủ tịch Trần Xuân Giá có thể đến hầu tòa hay không.

  • Vợ ông Trần Xuân Giá: Tuổi 80 vẫn nhẫn cưới trên tay

    Vợ ông Trần Xuân Giá: Tuổi 80 vẫn nhẫn cưới trên tay

    13/05/2014 5:12 PM

    Ông Giá hướng ánh mắt trìu mến về phía cuối giường, nơi vợ ông đang đứng với đôi bàn tay gầy guộc níu chặt vào thành giường inox. Tôi chợt để ý, ở tuổi 78, tay bà cũng vẫn đeo nhẫn cưới.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.