Các chuyên gia cho rằng dường như Nhật Bản đang "hoang phí" một nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao này. Việc nâng cao vai trò cũng như tạo việc làm cho phụ nữ sẽ thổi một làn gió mới cho nền kinh tế của quốc gia này. Một bước ngoặt lớn đến với "đất nước mặt trời mọc" vào năm 2013 khi thủ tướng Shinzo Abe lần đầu tiên cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ trở lại với công việc.

"Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một vị thủ tướng đưa phụ nữ vào trong các vấn đề về kinh tế, mà cụ thể hơn là vấn đề về lực lượng lao động. Họ sẽ là những cánh tay đắc lực giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những cải tổ này cần nhiều thời gian hơn hơn mong đợi", bà Machiko Osawa đến từ trường Đại học phụ nữ Women's University nhận định.

Vẫn còn rất nhiều những chính sách cải tổ mà chính quyền ông Abe đặt ra cách đây 3 năm vẫn còn đang bị bỏ ngỏ trong đó có mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 30% số ghế thượng nghị sĩ trong quốc hội do phụ nữ đảm nhận.

Tuy nhiên, tình hình cũng dẫn được cải thiện. Gần 66% phụ nữ Nhật Bản được làm việc, tăng 6% so với năm 2010. Theo tổ chức tiền tệ quốc tế IMF thì đây được coi là con số kỷ lục tuy nhiên vẫn thấp hơn so với lao động nam với 80% đồng thời thấp hơn so với tỉ lệ lao động nữ của các nước phát triển khác.

Một tín hiệu đáng mừng khác khi hồi tháng 4 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chính sách yêu cầu các công ty với 300 nhân viên trở lên phải công khai số lượng nhân viên cũng như quản lý là nữ đi kèm với những mục tiêu, chính sách để hỗ trợ đối tượng lao động này.

Theo bà Kathy Matsui chuyên gia chiến lược đến từ công ty Goldman Sachs ước tính rằng với động thái những động thái tích cực này từ phía chính phủ, GDP của Nhật Bản sẽ tăng 13%.

Theo số liệu thống kê của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm ngoái Nhật Bản đứng thứ 101 trong tổng số 145 quốc gia về bình đẳng giới, sau Botswana và Sri Lanka. Bảng xếp hạng này thể hiện mức độ coi trọng nguồn lao động nữ của các quốc gia như thế nào dựa trên tiêu chí giáo dục, kinh tế, chính trị và sức khỏe.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng những con số trên vẫn chưa thể hiện được bức tranh toàn cảnh về lao động ở Nhật Bản. Vẫn còn tồn tại đến 60% lao động nữ làm những công việc bán thời thời gian hoặc công việc thời vụ. Nhiều người trong số họ được trả một mức lương không xứng đáng với sức lao động đã bỏ ra.

Bên cạnh đó, số lượng phụ nữ được tuyển dụng vào vị trí quản lý, lãnh đạo vẫn dừng lại ở con số khiêm tốn với 7,5% giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị và 8,3 làm vị trí quản lý.

Việc thiếu trầm trọng nguồn lao động đang là vấn đề cấp bách đối với nền kinh tế Nhật Bản. Ước

tính số lượng việc làm ở quốc gia này cao hơn 28% số lượng lao động. Vì vậy, quốc gia này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuyển dụng lao động nữ.

Theo ông Setsuya Fukuda, nhân viên cấp cao đến từ Viện nghiên cứu dân số và an ninh xã hội quốc gia cho rằng " Cần phải thực hiện nhiều thay đổi hơn nữa nhằm bài trừ tư tưởng đàn ông là trụ cột gia đình trong khi phụ nữ chỉ được làm những công việc nội trợ".

Trên thực tế, thậm chí có tới 70% các công ty Nhật Bản cung cấp một loại trợ cấp đặc biệt có tên "trợ cấp phụ thuộc". Theo đó, các công ty này sẽ trả một khoản tiền cho vợ của nhân viên chỉ để ở nhà lo công việc nội trợ giúp chồng của mình có thể tập trung trong công việc.

Tình trạng thiếu lao động trầm trọng ở Nhật Bản sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa nếu chính quyền ông Abe không có những chính sách thực sự hiệu quả. Như lời bà Matsui đã nhận định " Điều cần làm nhất ngay lúc này là đã đến lúc chúng ta cần phải tập trung hơn vào lực lượng lao động nữ".

Trí thức trẻ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.