Kiểm đồng bảng Anh tại quầy ngoại hối ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả một cuộc thăm dò công bố ngày 3/10, lĩnh vực dịch vụ chủ chốt của nền kinh tế "xứ sở sương mù" trong tháng 9 đã sụt giảm mạnh hơn mọi dự báo.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của lĩnh vực dịch vụ trong tháng 9, do IHS Markit/CIPS công bố, đã giảm mạnh hơn dự báo của bất cứ chuyên gia kinh tế nào, xuống 49.5 - mức thấp nhất trong 6 tháng trở lại đây. Tính cả sự suy yếu trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng, mức độ sụt giảm PMI trong mọi lĩnh vực đã từ 49.7 xuống còn 48.8, mức thấp nhất kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân mang tính quyết định về Brexit tháng 6/2016.
Theo IHS Markit, các số liệu trên cho thấy nền kinh tế Anh đã suy giảm 0,1% trong quý III. Chuyên gia kinh tế của IHS Market, ông Chris Williamson cảnh báo: "Đây là dấu hiệu cho thấy Anh đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng lớn". Trước đó, nền kinh tế Anh cũng đã suy giảm 0,2% trong quý II, lần đầu tiên kể từ năm 2012.
Các công ty tham gia cuộc thăm dò trên (không bao gồm các nhà bán lẻ) cho biết khách hàng nước ngoài đang chuyển doanh nghiệp ra khỏi Anh do lo ngại một Brexit không thỏa thuận. Các đơn hàng xuất khẩu mới cũng đã sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 3, hạn chót Brexit đầu tiên khi chưa được kéo dài.
Thăm dò cũng cho thấy những dấu hiệu về lòng tin của người tiêu dùng sụt giảm khi việc làm ngày càng không được đảm bảo. Trong tháng 9, các công ty trong lĩnh vực dịch vụ sa thải nhân viên với tốc độ lớn nhất trong vòng 9 năm qua.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cam kết sẽ đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đúng hạn chót ngày 31/10 tới bất chấp việc Quốc hội thông qua một luật yêu cầu ông đảm bảo một thỏa thuận chuyển tiếp mới để giảm tác động lên nền kinh tế.
Ngày 2/10, ông Johnson đã gửi EU các đề xuất mới về Brexit, và cảnh báo nếu khối không chấp nhận, Anh sẽ ra đi không thỏa thuận vào cuối tháng này. Ra đi không thỏa thuận có thể gây ra những gián đoạn lớn trong thương mại, ít nhất là trong ngắn hạn, do việc áp đặt các mức thuế mới và sự xuất hiện của những điểm kiểm soát hải quan tại các bến cảng.
-
Kinh tế thế giới có thể thiệt hại 2.300 tỷ USD vì tiêm chủng chậm
28/08/2021 8:01 AMTới giữa năm 2022, các nước không tiêm vaccine Covid-19 cho đủ 60% dân số có thể thiệt hại hàng nghìn tỷ USD về kinh tế.
-
Thế giới có thêm 5,2 triệu triệu phú giữa khủng hoảng COVID-19
23/06/2021 3:43 PMBất chấp sự suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, thế giới vẫn ghi nhận thêm 5,2 triệu người trở thành triệu phú trong năm 2020.
-
Mong sớm trở lại làm ăn
14/06/2021 8:43 AMHồi hộp trước việc TP.HCM có tiếp tục giãn cách xã hội hay không, nhiều doanh nghiệp chia sẻ thực tế và hiến kế để TP chọn phương án an toàn nhưng cũng tránh thiệt hại kinh tế quá lớn.
-
Thụy Sỹ sẽ trải qua suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1975
17/06/2020 10:01 AMChính phủ Thụy Sỹ ngày 16/6 cho biết trong năm 2020, kinh tế nước này sẽ trải qua giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, do tác động từ đại dịch COVID-19, song mức độ sẽ ít nghiêm trọng hơn so với dự kiến ban đầu.
-
Kinh tế thế giới thiệt hại 1.000 tỷ USD vì dịch virus corona
25/02/2020 12:59 PMNăm 2003, dịch SARS không ảnh hưởng đáng kể tới nền kinh tế toàn cầu. Nhưng 17 năm sau, virus corona chủng mới có thể kéo tuột tăng trưởng của nhiều quốc gia.
-
Covid-19: Kéo giảm tăng trưởng của Trung Quốc và ảnh hưởng tới Việt Nam
15/02/2020 6:34 PMTrong ngắn hạn, các tổ chức kinh tế lớn đều hạ dự báo và có đánh giá tiêu cực với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, về dài hạn, Covid-19 được cho là có mức độ ảnh hưởng tới kinh tế Trung Quốc thấp hơn dịch SARS.