Mô hình kinh doanh tiềm năng
Kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá đầy tiềm năng vì dân số Việt Nam hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35 và khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen dùng thức ăn nhanh. Vì thế đây sẽ là thị trường đầy hứa hẹn mà các nhà đầu tư cần khai thác trong tương lai.
Nhưng thị phần này thương hiệu Việt khá ít ỏi, chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài. Hiện các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm giữ trên 70% thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam.
Theo các nhà đầu tư thức ăn nhanh thì để mở một cửa hàng cần phải tính toán được mật độ dân cư, lưu lượng giao thông, doanh thu kỳ vọng, kế hoạch phát triển thị trường.
Khoảng vài năm gần đây, tốc độ phát triển trung bình mỗi năm 12-15 cửa hàng thức ăn nhanh, hầu hết đều nằm ở những ngã tư đông đúc và tập trung tại các khu vực trung tâm sầm uất.
… Nhưng nhà đầu tư Việt quay lưng
Trong khi kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thì các nhà đầu tư trong nước lại không mấy hứng thú. Ngoài trình độ quản lý kém, khả năng tài chính thì đặc thù của món ăn Việt khác nhiều so với loại hình này.
Hiện nay, mô hình này của người Việt là phục vụ nhanh chứ không phải thức ăn nhanh, vì khách hàng chỉ mất mất 5 phút để có những món ăn mà họ yêu cầu như phở, bánh mì, xôi…
Nhưng trên thực tế khách đến các cửa hàng thức ăn nhanh không chỉ vì món ăn mà họ còn muốn được hưởng không khí, phong cách tạo nên thương hiệu đó. Đây chính là thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp VN.
Một lý do khác làm cho thị trường thức ăn nhanh chưa phát triển là do giao thông bằng xe gắn máy không thuận tiện cho người tiêu dùng có thể vừa lái xe, vừa dùng thức ăn nhanh.
Thức ăn nhanh sản xuất theo hình thức chế biến công nghiệp vì thế giá thành thường bình dân trong khi đó hướng phát triển của các chuỗi thức ăn nhanh của Việt Nam có phần cao cấp hơn.
Lối đi cho thương hiệu Việt
Thức ăn nhanh được đánh giá là nhanh chóng tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh béo phì vì chúng thường sử dụng lượng dầu mỡ lớn để chế biến thức ăn. Còn món ăn Việt thường được chế biến từ gạo, nếp vì thế chỉ số đường huyết thấp hơn bột mì.
Trong cách chế biến món ăn chúng ta thường hấp, luộc nên lượng chất béo ít hơn. Thức ăn Việt thường ăn kèm như các loại rau tươi sống, dưa, hành, ớt tỏi, nước chấm các kiểu... cũng là nguồn cấp thêm chất khoáng và vitamin cho bữa ăn hoàn chỉnh.
Đồng thời, để xây dựng thương hiệu thức ăn Việt chúng ta cần phải biết cách xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho khách hàng có nhu cầu ăn tại chỗ hoặc mang về, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Vì thế đã đến lúc chúng ta nên xây dựng những thương hiệu thức ăn nhanh và lành mạnh cho thương hiệu Việt.
Kinh doanh lưu động- mô hình hot năm của 2013
Nếu như các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam thì những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh kiểu Việt - gọi theo dân dã là món ăn vặt, thức uống lưu động cũng đang dần định hình.
Gần đây, nhiều thương hiệu cà phê mang đi cạnh tranh bằng việc cho ra đời những quầy hàng lưu động tập trung nhiều tòa nhà văn phòng như Arobi Coffee, Kenz Coffee, Double Coffee…
Theo một chủ cửa hàng cà phê lưu động thì khách hàng là dân văn phòng có nhu cầu rất lớn nhưng ít thời gian di chuyển vì thế cần phải nghĩ ra cách tiếp cận trực tiếp mới hiệu quả. Chỉ cần 5 đến 10 phút gọi điện bạn sẽ được giao hàng đến tận văn phòng, các đồ ăn thức uống theo yêu cầu với giá cả cạnh tranh.
Một lợi thế khác của những quầy cà phê lưu động là giá thành để xây dựng không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh. Tuy loại hình này chỉ phát triển 1 vài năm gần đây nhưng cạnh tranh cực kì khốc liệt. Các quầy thức uống lưu động này phải liên tục đổi mới nhằm tạo ra sự khác biệt trong hương vị đồ uống, cách phục vụ. Đồng thời, các quầy lưu động này thường kết hợp thêm các chuỗi cửa hàng thức ăn vặt để phục vụ nhu tốt hơn nhu cầu của “thượng đế”.
-
Chuỗi thức ăn nhanh Philippines đánh bại McDonald's như thế nào
28/07/2020 8:33 AMMcDonald's, biểu tượng ngành công nghiệp fast food toàn cầu, mất gần 40 năm vẫn không thể giành vị trí số một tại Philippines từ công ty của tỷ phú Tony Tan Caktiong.
-
Chuỗi thức ăn nhanh Thái Lan tham gia cuộc đua cùng Grab, GoJek
16/07/2020 2:14 PMNgành dịch vụ giao đồ ăn của Thái tạo ra 35 tỷ baht (1,1 tỷ USD) doanh thu hàng năm và vẫn đang tăng trưởng. Công ty con của đại gia bán lẻ Central Group vừa mở bếp ảo đầu tiên.
-
Ông chủ chuỗi thức ăn nhanh: 'Muốn giàu hãy ngừng đọc sách'
30/09/2016 2:34 PMNghe lời vợ "hãy ngừng đọc sách và bắt tay vào làm thực tế", chàng thanh niên 8x nhờ đó đã xây dựng thành công chuỗi thức ăn nhanh với 21 cửa hàng trên toàn quốc.
-
Dairy Queen tham gia cuộc chơi thức ăn nhanh tại Việt Nam
26/11/2015 3:50 PMCOO Jean Champagne của Dairy Queen International tuyên bố: “Có nhiều cơ hội lớn tại Việt Nam”.
-
Starbucks muốn trở thành McDonald’s mới
05/06/2015 1:32 PMStarbucks đang ấp ủ mong muốn trở thành nhà bán lẻ thức ăn nhanh hàng đầu thế giới, tương tự như tập đoàn McDonald’s, trong tương lai, trang tin Business Insider (Mỹ) đưa tin ngày 4.6.
-
Vì sao McDonald's có doanh thu cao hơn Burger King?
10/04/2014 11:15 AMMcDonalds và Burger King là hai đối thủ truyền kiếp như Coca-Cola và Pepsi.