Ai cũng biết, khả năng kết nối có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống giao tiếp và công việc. Nhưng chính xác thì nó là gì? Muốn giải quyết vấn đề thành công thì những kỹ năng này nên được sử dụng độc lập hay kết hợp ?
1. Kỹ năng giao tiếp: Nói không phải cách duy nhất
Chủ động lắng nghe: Đây là kỹ năng thường bị bỏ qua khi chúng ta tập trung vào những gì muốn nói và làm để giải quyết vấn đề. Chủ động lắng nghe là cách tốt thể hiện được sự tôn trọng, quan tâm và hiểu biết đối phương.
Thể hiện cho đối phương biết bạn đang lắng nghe họ một cách tích cực thông qua việc diễn tả sự hiểu biết của bạn về vấn đề như đặt câu hỏi, giao tiếp bằng mắt, gật đầu trong khi lắng nghe.
Cách lựa chọn từ cũng cần phải lưu ý, sử dụng ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu và rõ nghĩa để chứng minh bản thân là người nói chuyện khôn ngoan và người khác cũng dễ dàng nắm bắt điều bạn muốn truyền đạt.
Nếu nhận thấy khía cạnh này chưa tốt thì cần rèn luyện bằng cách thực hành trò chuyện với người khác. Yêu cầu họ phản hồi mức độ truyền tải thông điệp của bạn và cách làm nổi bật vấn đề cần chú ý.
Giao tiếp phi ngôn ngữ: Là giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể thông qua điệu bộ, mỉm cười, ánh mắt và cách quan sát phản ứng của đối phương.
Bởi vì không phải điều gì cũng có thể diễn đạt bằng lời nói. Cách bạn thấu hiểu được ngôn ngữ cơ thể của bản thân cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận thức với người khác. Nó biểu hiện ngôn ngữ cơ thể có đồng nhất với vấn đề đang nói hay không. Thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể để chứng tỏ thái độ thân thiện và đáng tin cậy hơn.
Hài hước: Một chút hài hước có thể làm cho người khác cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Cuộc trò chuyện cũng trở nên cởi mở hơn. Tuy nhiên hài hước vừa đủ trong từng trường hợp để không làm đối phương cảm thấy xúc phạm hoặc mất tính chất nghiêm túc của vấn đề.
2. Khả năng làm việc nhóm: Vui vẻ hợp tác với mọi người
Ai cũng từng ghi vào hồ sơ xin việc rằng kỹ năng làm việc nhóm tốt nhưng có thể chúng ta chưa thực sự hiểu một cách rõ ràng về kỹ năng này.
Tính linh hoạt là cốt lõi để phát triển khả năng làm việc nhóm, thực hiện điều chỉnh suy nghĩ và hành động hợp nhất. Ngoài ra, khi đã làm việc cùng nhóm thì cần phải có trách nhiệm, đóng góp vai trò trong bất kể công việc gì. Việc trốn tránh nhiệm vụ, đẩy trách nhiệm cho người khác sẽ khiến vấn đề đi theo chiều hướng tiêu cực.
Kiểm soát căng thẳng: Mỗi người có cách phản ứng với các tình huống căng thẳng khác nhau. Khi không thể kiểm soát được tâm trạng căng thẳng thì có thể xem xét thực hành thiền tịnh tâm.
Khả năng tiếp nhận phản hồi: Cho dù nhận được phản hồi tích cực hay tiêu cực cũng cần phải kiểm soát tâm lý và cảm xúc. Khi nhận được phản hồi không mong muốn, thay vì thất vọng và từ bỏ hãy suy nghĩ rằng mỗi phản hồi đều là một cơ hội để cải thiện bản thân.
3. Kỹ năng đàm phán và thuyết phục: Không chịu thua cuộc
Khi đàm phán về một vấn đề nào đó, nếu muốn đạt được kết quả tốt hãy tập trung duy trì quan hệ giao tiếp tốt với đối phương. Nói cách khác, hãy đảm bảo bạn tạo ra nhiều sự lựa chọn cho đôi bên trước khi quyết định kết quả. Một người đàm phán thông minh là người khiến đối phương chấp nhận yêu cầu của mình mà không có chút bất đồng, thù địch nào.
Đôi khi đàm phán không được như mong muốn thì nên nghĩ đến trường hợp thỏa hiệp. Tuy nhiên, hãy xem xét thỏa hiệp một cách tôn trọng quan điểm của đối phương nhưng vẫn giữ được lợi ích của bản thân.
Hơn nữa, yếu tố chủ chốt để thành công trong một cuộc đàm phán chính là lối khẳng định. Bạn cần phải đưa ra vấn đề theo cách tích cực và bình tĩnh. Khẳng định tốt đồng nghĩa với việc bạn sẽ được đối phương tôn trọng và không trở thành kẻ ba hoa.
4. Giải quyết mâu thuẫn: Hòa giải trước khi mâu thuẫn trở thành xung đột
Xảy ra bất đồng quan điểm sẽ dễ dàng dẫn đến mâu thuẫn và xung đột nếu không biết cách hóa giải. Khi đó, chúng ta cần phải sử dụng khả năng thấu hiểu và cảm thông. Hiểu được quan điểm của đối phương, không giả định cũng không bác bỏ quan điểm của họ theo cách gay gắt. Nếu làm được điều đó, bạn sẽ có được lòng tin và sự tôn trọng từ đối phương.
Bên cạnh đó, độ nhảy cảm đối với xung đột tiềm ẩn cho phép bạn xác định và khắc phục vấn đề trước khi mọi việc trở nên quá muộn. Điều này giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức hoàn thành mục tiêu. Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng với người khác không bao giờ là sai lầm nếu muốn cải thiện nhiều kỹ năng khác của bản thân.
Nguyễn Linh (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.