Câu chuyện những thương hiệu Việt bị thâu tóm hay lép vế so với các “ông lớn” không phải đến bây giờ mới được nhắc đến. Nhưng khi 2 thương vụ đình đám Highland Coffee mua 100% cổ phần của Phở 24 rồi bán lại cho Jolibee và Công ty Diana Việt Nam bán 95% cổ phần cho Công ty Unicharm Thái Lan, công ty con của Tập đoàn Unicharm Nhật Bản, thì câu chuyện đó một lần nữa lại nóng lên.

Phải chăng thương hiệu Việt khó có khả năng tồn tại nên khá nhiều thương hiệu của chúng ta dần dần rơi vào tay các công ty nước ngoài?

Lần lại từ các thương hiệu địa phương mới thấy những chuyện tưởng như khó xảy ra lại đang hiển hiện. Đầu tiên là chuyện bia Huda Huế, biểu tượng tự hào của người miền Trung, chấp nhận bán nốt 50% cổ phần cho Tập đoàn Bia Carlsberg (Đan Mạch) do lo ngại không thể đẩy mạnh độ phủ thị trường, dù lúc đó có thị phần khá ấn tượng, chẳng những chiếm vị trí số 1 tại thị trường Thừa Thiên - Huế với 98% thị phần mà còn đứng đầu khu vực Bắc miền Trung như 95% ở Quảng Trị, 65% ở Quảng Bình, 55% ở Hà Tĩnh, 20% ở Nghệ An...

Vậy là Huda tên ta nhưng chủ sở hữu hoàn toàn Tây. Chuyện mua bán đã là một nhẽ còn chuyện thương hiệu Việt thua đau trên sân nhà cũng đáng phải bàn.

Nếu trước đây đến Bình Định gọi 1 chai cola bạn sẽ được phục vụ ngay 1 chai Cola Chánh Thắng, thì nay vùng đất võ này đã bị những thương hiệu như Coca-Cola, Pepsi chinh phục. Cola Chánh Thắng chỉ còn hiện diện ở những vùng nông thôn Bình Định.

Hay như chuyện người Bình Thuận thích mua nước mắm Nam Ngư, Chinsu hay Đệ Nhị hơn cả nước mắm Phan Thiết quê mình cũng đang trở thành một câu chuyện cười ra nước mắt. Với tiềm lực kinh tế mạnh, những tập đoàn này đã đẩy mạnh những chiến dịch quảng cáo, truyền thông, chú ý khâu thiết kế mẫu mã, bao bì… để thu hút người tiêu dùng. Và rồi, thương hiệu địa phương cứ yếu dần. Nhiều người cảm thấy lo lắng cho một tương lai lay lắt của thương hiệu địa phương.

Bỏ qua địa phương, trở lại với những thương hiệu Việt đình đám trên. Những ông chủ đã mất nhiều công sức gầy dựng thương hiệu và bán đi rồi sẽ làm gì? Ông chủ kem đánh răng Dạ Lan từng muốn khôi phục lại thương hiệu nhưng ý định chưa thành.

Lý Quý Trung, chủ cũ của thương hiệu Phở 24, thì im hơi lặng tiếng. Đỗ Anh Tú, chủ cũ của Diana Việt Nam, người đã có thương vụ mua bán đình đám nhất Việt Nam và được xếp hạng một trong những thương vụ tốt nhất châu Á năm 2011 (do Tạp chí The Asset của Hồng Công bình chọn) cho hay đang theo đuổi những công việc mới. Và biết đâu một ngày không xa tên ông sẽ gắn với một thương hiệu mới.

Có không ít ý kiến cho rằng mua bán, sáp nhập là quy luật tất yếu của các thị trường mới nổi, những nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore... cũng từng trải qua giai đoạn tương tự như Việt Nam hiện nay. Và thương hiệu Việt Nam sẽ không mất đi dù người điều hành là bất kỳ ai.

Tất nhiên, người Việt Nam vẫn có quyền tự hào vào một thương hiệu mang dấu ấn Việt Nam. Và trong giấc mơ thương hiệu Việt vẫn còn những cái tên Việt do người Việt sở hữu rất đáng tự hào như Vinamilk, Trung Nguyên…

Theo Đầu tư tài chính
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Nhà sáng lập Phở 24 Lý Quý Trung: “Trong kinh doanh, mất hứng là mất hết”

    Nhà sáng lập Phở 24 Lý Quý Trung: “Trong kinh doanh, mất hứng là mất hết”

    22/05/2019 11:24 AM

    Hơn 20 năm vật lộn trong lĩnh vực F&B, nếm trải bao nhiêu cú ngã đau đớn sau mỗi lần thất bại, nhà sáng lập phở 24 Lý Quý Trung đã rút ra được nhiều bài học xương máu trên con đường tìm đến thành công của mình.

  • Nghịch cảnh doanh nghiệp vào Nam ra Bắc

    Nghịch cảnh doanh nghiệp vào Nam ra Bắc

    10/10/2014 1:34 PM

    Trong khi nhiều đại gia Sài Gòn tìm hướng kinh doanh ra Bắc khá thành công thì ngược lại các ông lớn Hà Nội vào Nam trầy trật.

  • Nhiều doanh nghiệp FDI bị nghi né thuế

    Nhiều doanh nghiệp FDI bị nghi né thuế

    08/12/2013 6:17 PM

    Theo UBND TP HCM, các phương thức chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp ngày càng phong phú, trong khi thiếu các cơ chế kiểm soát đã dẫn đến thất thu ngân sách.

  • “Ma trận” chuyển nhượng vốn nhìn từ “Phở 24”, Masan

    “Ma trận” chuyển nhượng vốn nhìn từ “Phở 24”, Masan

    06/12/2013 2:50 PM

    Nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng vốn đã và đang diễn ra như một thế trận đầy dích dắc.

  • Thương hiệu Việt nhượng quyền: Mon men xuất ngoại

    Thương hiệu Việt nhượng quyền: Mon men xuất ngoại

    11/09/2013 11:04 AM

    Các thương hiệu F&B (Food & Beverage) nước ngoài đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền (franchise). Ngược lại, các thương hiệu trong nước lại không mấy dễ dàng franchise khi tìm đường xuất ngoại. Cách đây gần chục năm, cà phê Trung Nguyên, XQ Silk, Phở 24... đã tiên phong mở rộng thương hiệu ra nước ngoài, nhưng cho đến nay chưa có thương hiệu nào của Việt Nam nhượng quyền ra nước ngoài thực sự.

  • Nỗi đau bán mình của Highlands Coffee

    Nỗi đau bán mình của Highlands Coffee

    05/07/2013 4:58 PM

    Không chỉ bán Phở 24, Highlands Coffee còn bán gần một nửa giá trị bản thân cho đối tác Philiphines.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.