CafeLand - Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất nhỏ nhưng hiện nay Kinh Đô đã trở thành thương hiệu bánh kẹo lớn của Việt Nam. Con đường khởi nghiệp của Kinh Đô đầy chông gai nhưng cũng có không ít quả ngọt. Dù thế nào đi nữa Kinh Đô vẫn tiếp tục thay đổi để tiến lên phía trước.

Ông Trần Kim Thành (bên trái) và ông Trần Lệ Nguyên (bên phải)

Họ tên: Trần Kim Thành

Năm sinh: 1960

Nguyên quán: Trung Quốc

Nơi sinh: TP. HCM

Trình độ: Đại học

Trình độ chuyên môn: Quản trị kinh doanh

Địa chỉ thường trú: 650/13 Điện Biên Phủ, P.11, Q.10, Tp.HCM

Quá trình công tác:

Từ năm 1978- 1993: Kinh doanh cơ sở bánh kẹo.

Từ năm 1993- nay: Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô.

Chức vụ hiện tại: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh Đô.

Chức vụ đang nắm tại tổ chức khác:

+ Tổng giám đốc Cty TNHH Đầu tư Kinh Đô

+ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩn Kinh đô Miền Bắc.

+ Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần KiDo.

+ Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG).

+ Thành viên HĐQT Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm.

Năm 2011 là năm đầu tiên Kinh Đô vận hành theo mô hình tập đoàn. Ông Thành đã định hướng Kinh Đô trở thành Tập đoàn đa ngành về thực phẩm, bất động sản, tài chính bán lẻ. Ông đã thành công trong việc điều hành công ty kem Kido đạt mức tăng trưởng cao khi mua lại nhà máy kem Wall’s từ Unilever.

Hiện Ông Thành là Chủ Tịch HĐQT Tập Đoàn Kinh Đô và giữ nhiều vị trí quan trọng của nhiều công ty tầm cỡ tại Việt Nam.

Ông còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông đã nhận được rất nhiều bằng khen của Trung ương và địa phương về sự đóng góp cho nền kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Vào tháng 10/2011 ông Thành đã chuyển toàn bộ cổ phiếu KDC của ông nắm giữ sang PPK (đây là công ty do ông Thành nắm 100% vốn). Ông Trần Kim Thành hiện gián tiếp sở hữu 14,5 triệu cổ phiếu KDC, tương đương 10,71% cổ phần. Với mức giá của KDC vào ngày 31/10 là 31.900 đồng/CP lượng cố phiếu này trị giá 462 tỷ đồng, ông Trần Kim Thành hiện đứng ở vị trí thứ 32 trong top những người giàu nhất TTCK Việt Nam.

Em trai: Trần Lệ Nguyên

Năm sinh: 1968

Nguyên quán: Trung Quốc

Nơi sinh: TP. HCM

Trình độ: Đại học

Trình độ chuyên môn: Quản trị kinh doanh

Địa chỉ thường trú: 203 Phú Gia, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phong. Q.7, TP. HCM

Quá trình công tác:

Từ năm 1985- 1990: Làm kỹ thuật sản xuất bánh ngọt ở Cơ sở Đô Thành, vừa làm vừa học đến Đại học.

Từ năm 1990- 1991: Công tác tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Q.1.

Từ năm 1992- nay: Tổng giám đốc Công ty CP Kinh Đô.

Chức vụ công tác hiện nay:

Thành viên HĐQT Công ty CP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.

Thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thiên Long.

Chủ tịch Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm.

Hiện ông đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO của Tập đoàn. Ông còn là ủy viên hội đồng quản trị Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đồng thời nắm giữ nhiều chức vụ quan trong khác tại các công ty hàng đầu Việt Nam. Ông Trần Lệ Nguyên hiện đang nắm giữ 9,63 triệu cổ phiếu KDC. Lượng cổ phiếu này có gia trị 307 tỷ đồng (ngày 31/10/2012). Ông Nguyên đứng ở vị trí thứ 42 trong top người giàu trên sàn chứng khoán.

Bánh kẹo làm nên thương hiệu

Từ nhỏ, 2 anh em Trần Kim Thành - Trần Lệ Nguyên đã làm quen với lĩnh vực bánh kẹo khi làm việc trong một tiệm bánh nhỏ của gia đình.

Đầu những năm 90, sản phẩm bánh kẹo Thái Lan tràn ngập thị trường Việt Nam với giá đắt đỏ. Ông Trần Lệ Nguyên đã nảy ra ý tưởng phát triển ngành thực phẩm và ông đã thuyết phục anh trai mình cùng nhau gầy dựng sự nghiệp riêng.

Năm 1993, Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập gồm 1 phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, TP. HCM với vốn đầu tư là 1,4 tỉ đồng và khoảng 70 công nhân viên.

Tuy đã có kinh nghiệm làm bánh nhưng khi hoạt động, 2 anh em đã gặp không ít khó khăn vì bánh làm ra không đạt tiêu chuẩn. Sau nhiều lần thất bại thì các sản phẩn đầu tiên của Kinh Đô cũng có mặt ngoài thị trường và nhanh chóng được mọi người chấp nhận.

Nhận thấy tình hình kinh doanh ổn định, Kinh Đô bắt đầu thâm nhập vào thị trường bánh cookie, cracker, bánh trung thu, kẹo...

Quá trình phát triển các sản phẩm của Tập đoàn Kinh Đô


Báo cáo thường niên 2011

Doanh thu từ các sản phẩm của KDC

Báo cáo thường niên 2011

Tổng doanh thu của Hữu Nghị, Bibica, Hải Hà, BiscaFun là 3104 tỷ đồng xấp sỉ 73% doanh thu của Kinh Đô.

Các sản phẩm của Kinh Đô thống trị thị trường vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn tốc độ trung bình của thị trường. Với nhiều sản phẩm đa dạng Kinh Đô luôn có doanh thu vượt trội so với các công ty khác, luôn là loại bánh dẫn đầu top các sản phẩm bán chạy nhất.

Năm 2011, tổng doanh thu của Kinh Đô tăng 32,6% so với năm 2010, trong đó sản lượng tăng 1/3 và giá trị tăng 2/3. Mặc dù có những tác động tiêu cực về lạm phát, suy thoái kinh tế nhưng sản lượng bánh Kinh Đô vẫn tiếp tục tăng trưởng 31% chiếm 78% thị phần nhờ sức mạnh thương hiệu và vị trí cạnh tranh trên thị trường.


Đóng góp chính vào doanh thu của KDC là các sản phẩm bánh quy (biscuits), bánh bông lan (cakes) và bánh trung thu (mooncake).

Hệ thống phân phối sản phẩm của Kinh Đô

Tập đoàn Kinh Đô hiện nay được nhiều người bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống phân phối trải khắp 64 tỉnh và thành phố với 200 nhà phân phối và 120.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Kinh Đô đã được xuất khẩu sang thị trường 35 nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Trung Đông, Singapore, Đài Loan... với kim ngạch xuất khẩu cao.


Năm 2011, doanh thu hợp nhất của KDC tăng đột biến khi công ty hợp nhất toàn bộ kết quả kinh doanh của Kinh Đô Miền Bắc và Kido.

Không thoát khỏi hình ảnh công ty gia đình

Dù công ty Kinh Đô hoạt động theo hình thức Tập đoàn nhưng vẫn được nhiều người đánh giá là công ty gia đình, khi các thành viên trong gia đình ông Thành nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong tập đoàn và sở hữu một số lượng lớn công phiếu.

Khi quyết định thu hút vốn bên ngoài Kinh Đô phải học cách chia sẻ quyền lực và tiếp thu các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại để tồn tại trong một doanh nghiệp với qui mô phát triển ngày càng lớn. Vì thế, ông chủ của Kinh Đô không ôm đồm mà sẵn sàng giao việc cho cấp dưới.

Tăng tốc thông qua M&A

Quá trình phát triển của công ty Kinh Đô

Tập đoàn Kinh Đô tích cực tìm kiếm và hình thành nhiều liên minh với các đối tác trong nước. Đẩy mạnh đầu tư hợp tác, mua lại nhiều công ty khác nhau để phát triển theo những định hướng cụ thể. Tăng cường hợp tác với Ezaki Glico CO. Ltd, tìm kiếm cơ hội để đưa Kinh Đô phát triển ra nước ngoài là những bước đi tiếp theo của Tập đoàn Kinh Đô.

Tuy nhiên, không phải thương vụ nào Kinh Đô cũng thành công. Trong quí 2 vừa qua Kinh Đô đã chấp nhận một khoản lỗ lớn khi thoái vốn các khoản đầu tư tài chính của mình tại Tribeco và Nutifood. Khoản đầu tư vào ngân hàng Eximbank cũng không được như mong đợi. Cụ thể tại Nutifood, Kinh Đô ghi nhận một khoản lỗ ròng 71,317 tỉ đồng. Với Tribeco, việc thoái vốn ghi nhận một khoản lợi nhuận là 1,7 tỉ đồng (theo báo cáo hợp nhất của quí 2 năm 2012).

Ngoài ra, trong hệ thống Kinh Đô còn 2 công ty bất động sản khác là CTCP Địa ốc Kinh Đô và CTCP Hùng Vương (chủ đầu tư dự án Hùng Vương Plaza).

Công ty CP Kinh Đô hiện đầu tư 1.255 tỷ đồng vào 3 công ty bất động sản: Lavenue, Tân An Phước và Thành Thái, nhưng thị trường bất động sản hiện đang đóng băng, vì thế trong thời gian tới Kinh Đô dự kiến sẽ đầu tư mảng kinh doanh mì gói, dầu ăn và sữa các loại, trong đó sản phẩm mì gói dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào tháng 11 tới. Ông Nguyên cho rằng đây là những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu chắc chắc sẽ phát triển trong thời gian tới.

Sản phẩm chính của KDC

Lĩnh vực hoạt động của KDC

Doanh nhân CafeLand
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Chủ tịch KIDO Trần Kim Thành thu phục lòng người ở Vocarimex và Kem Wall's

    Chủ tịch KIDO Trần Kim Thành thu phục lòng người ở Vocarimex và Kem Wall's

    29/08/2019 11:11 AM

    Nhờ vào nhân trị, chỉ trong sáu tháng, ông Trần Kim Thành đã hoàn toàn thu phục được những cán bộ cấp cao từng làm mấy chục năm trong công ty nhà nước mà Tập đoàn KIDO mua lại.

  • Chủ tịch Kinh Đô: “Tôi chủ động rao bán chứ không phải bị thâu tóm”

    Chủ tịch Kinh Đô: “Tôi chủ động rao bán chứ không phải bị thâu tóm”

    03/07/2016 8:30 PM

    “Tôi chủ động rao bán chứ không phải bị thâu tóm. Tôi không hài lòng với lợi nhuận 6.000 tỷ, mà phải 20.000-30.000 tỷ. Nhưng tôi đã 60 tuổi rồi, với kinh nghiệm đã có của mình, chỉ dừng ở 6.000 tỷ thôi, phải M&A để tăng lợi nhuận. Tôi hy vọng đến năm 2017 các bạn sẽ thấy rõ kết quả của sự chuyển mình này như thế nào”.

  • 'Đất sống mới' đầy hứa hẹn của đại gia Việt

    'Đất sống mới' đầy hứa hẹn của đại gia Việt

    24/12/2014 8:54 AM

    Để chống đỡ và tồn tại trong bối cảnh hội nhập và thời kỳ hậu khủng hoảng, nhiều đại gia hàng đầu Việt Nam đã dứt khoát từ bỏ 'mảnh đất vàng' mang về hàng ngàn tỷ, làm nên thương hiệu và tên tuổi trong hàng chục năm qua, tìm một miền đất mới đtồn tại và đón đầu xu hướng phát triển.

  • Đại gia 'đánh rơi' chục tỷ đồng trong ngày đầu tháng cô hồn

    Đại gia 'đánh rơi' chục tỷ đồng trong ngày đầu tháng cô hồn

    29/07/2014 8:53 AM

    Đại gia Việt "đánh rơi" hàng chục tỷ đồng khi thị trường chứng khoán Việt nhuộm sắc đỏ trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng cô hồn.

  • HỒ SƠ DOANH NHÂN: TRẦN KIM THÀNH VÀ TRẦN LỆ NGUYÊN

    HỒ SƠ DOANH NHÂN: TRẦN KIM THÀNH VÀ TRẦN LỆ NGUYÊN

    01/11/2012 8:32 AM

    CafeLand - Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất nhỏ nhưng hiện nay Kinh Đô đã trở thành thương hiệu bánh kẹo lớn của Việt Nam. Con đường khởi nghiệp của Kinh Đô đầy chông gai nhưng cũng có không ít quả ngọt. Dù thế nào đi nữa Kinh Đô vẫn tiếp tục thay đổi để tiến lên phía trước.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.