Câu chuyện “Sacombank có nguy cơ bị thâu tóm” gây sục sôi giới tài chính trước thời điểm đại hội cổ đông của Sacombank. Nhưng cách mà các bên đang làm để giành quyền làm chủ Sacombank mới là điều đáng bàn.

Có mấy vấn đề liên quan cần làm rõ: Về phía Sacombank (STB), ý đồ chủ quan của cổ đông sáng lập là gì? Liệu có ý định không chia sẻ quyền lực tối đa, đồng nghĩa với việc quản trị không thể phát triển được, và do vậy lớn mạnh của NH sẽ có mức độ nhất định.


Nói đến điều này, nhiều người sẽ liên tưởng đến một số NHTMCP được son phấn lên đời các NH nông thôn, sau nhiều năm ầm ạch không phát triển được, hoạt động tín dụng phần đa là dùng để phục vụ hệ thống của họ: huy động tiền gửi trong dân cư và sử dụng, khỏi đi vay ngoài.


Một là, nếu HĐQT xác định đi theo hướng này hẳn sẽ chẳng dễ gì cho cuộc chiến thôn tính nếu STB không có một nhu cầu/kế hoạch đặc biệt nào đó cần phải được nhà đầu tư mới ra tay. Không thể nói được họ đã làm "loãng" thành phần cổ đông trong hàng chục năm qua, là vì bằng chứng cho thấy các cổ đông đó vừa thực hiện xong các giao dịch đúng bản chất của nó: cơ hội đầu tư kiếm lợi chứ không phải nhằm xây dựng một NH hùng mạnh dài lâu như lời nói lúc đầu.


Giành quyền kiểm soát Sacombank: Tạo cơ hội hay gây chiến?

Cho nên HĐQT cũ có quyền chưa tin tưởng vào các cổ đông khác đang tính toán lăm le đứng ngoài hàng rào có ý định "nhảy vào nhà". Và đây là điểm mấu chốt để STB vừa qua có hàng loạt động thái trên thị trường gây quan ngại cho mọi người liên quan đến cổ phiếu quỹ, tài sản, gom quyền, công đoàn...


Còn trong trường hợp STB có vấn đề thực sự cần có sự can thiệp về cả cổ đông, quy định và tuân thủ thì chuyện lại khác, mọi chuyện sẽ phải giải quyết bằng lý sẽ tạo nên hàng lọat các đối kháng quyền lợi và nghĩa vụ tới đây trước trong và sau ĐHCĐ.


Tuy nhiên trong bối cảnh tình hình hiện nay, NHNN có quá nhiều việc phải lo. Liệu sau STB này còn thêm gió bão gì nữa? Và NHNN chắc chắn sẽ có biện pháp mạnh trong thời gian tới nhằm tạo lập trật tự mới trong hệ thống, theo chủ quan của người viết thì STB cũng không thể là một ngoại lệ.


Hai là, nếu STB cầu thị và có chiến lược phát triển tốt, định hướng đúng với xu thế thì hẳn mong muốn có thêm nguồn lực để làm NH mạnh lên và các vụ bắt tay mới sẽ phát huy lợi thế, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế lúc này, người khôn thì biết tìm kiếm cơ hội để củng cố giữ ổn định bảo toàn các hoạt động và phát triển. Vậy nên có thể là cơ hội tốt cho các bên kiên nhẫn cùng ngồi vào bàn để tính chuyện kết duyên.


Rõ ràng vừa qua, hàng loạt động thái diễn ra từ các bên trên thị trường đã không phản ánh thực chất của trường hợp thứ 2 này. Và kịch bản xảy ra có lẽ phản ánh đúng bản chất thị trường: văn hóa kinh doanh ở đây thương trường là chiến trường.


Còn về phía Eximbank (EXB) hay bất kỳ nhà đầu tư tiềm năng (chiến lược) nào khác, nếu là trục lợi thì có lẽ không cần bàn ở đây. Còn nếu EXB có chiến lược kinh doanh dài lâu và quan điểm cùng xây định chế này hùng mạnh lên thì dư luận cần là thái độ và quan điểm xây dựng tích cực của EXB. Chia sẻ nguồn lực và gánh trách nhiệm cùng với HĐQT STB, có giải pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay của STB, thay vì đưa ra những ý kiến kiểu tuyên bố nắm giữ 51% cổ phần và đòi thay HĐQT!


Thực ra, hoạt động của HĐQT STB hiện tại hãy để cho pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước giám sát và quản lý. Còn có cả hàng trăm ràng buộc đối với hoạt động của STB mà không dễ gì, kể cả hành vi có ý trục lợi và gian lận cũng khó có thể qua mặt được các nhà đầu tư mới đặc biệt là chiến lược hoặc cổ đông đa số.


Ngay cả việc "hô" lên "tôi có giấy uỷ quyền của đại diện cổ đông nắm 51% cổ phần" trong tay chứng tỏ anh đang có kế hoạch tạo nên lo sợ cho chủ nhà. Về tâm lý, đối tác đó có thể là người mà các lãnh đạo STB tin tưởng để xây dựng STB thành định chế mạnh hay không, hay họ vào để chiếm quyền, "đè bẹp" mình?!


Có lẽ ý đồ của EXB đã rõ ràng, nhưng kế sách mà EXB thực hiện chưa phải thượng sách.


Ở các thị trường phát triên khác cũng như trong khu vực: 2 xu hướng trên phân hóa rất rõ: Nếu bên yếu thế cần thì họ sẽ tự mời gọi, tìm kiếm đối tác giúp đỡ. Hàng loạt vụ sáp nhập của thập niên 90 thế kỷ 20 đã tạo ra hàng loạt định chế tài chinh lớn trên toàn cầu và hoạt động tốt hơn, tham gia được nhiều hơn trong các thương vụ kinh doanh.


Quan điểm cộng sinh có kết quả tốt, ít có tranh chấp, một mặt thì họ minh bạch hơn, quản trị hiện hữu tốt, hành lang pháp lý đầy đủ và chặt chẽ và một điều nữa là vì sự phát triển hùng mạnh của định chế tài chính được sáp nhập chứ không phải sự tranh giành hơn thua và đặc biệt là tính minh bạch kém, mà bản chất là sự tham lam.


Tóm lại, như đặt vấn đề ở trên: quan điểm chủ quan của HĐQT STB là gì? vì sự hùng mạnh của tổ chức mà được tăng nguồn lực thêm hay là muốn ôm khư khư cái đang có và không muốn chia sẻ quyền lực cho ai?


Kinh doanh phát triển là cả cơ hội và thách thức đi kèm, chứ không phải nắm xôi của bờm bị mang ra ăn chia, đổi chác.


Hình ảnh một ngân hàng VN hùng mạnh đủ tầm về năng lực và uy tín hoạt động trong bối cảnh hội nhập mà cộng đồng quốc tế thừa nhận, suốt 20 năm qua vẫn chưa thấy NH Việt Nam nào đủ lớn để đạt được. trên các thị trường tài chính quốc tế.


Từ thực tiễn nhiều vấn đề bất cập hiện nay của hệ thống NH VN, và qua một số động thái gần đầy trên thị trường, thử giả định việc bắt tay của một số NHTMCP hàng đầu, đủ tầm, đủ năng lực nghiệp vụ đủ uy tín và minh bạch, có kiểm toán Quốc tế, là định chế tài chính của khu vực theo thông lệ Quốc tế, đủ sức tham gia vào các hoạt động kinh doanh toàn cầu được cộng đồng quốc tế thừa nhận... Liệu có phải là vấn đề khó ta không vượt được qua không?


Câu chuyện diễn tiến của STB nhiều người đã biết, tuy nhiên các cổ đông lớn (hay nhóm các cổ đông đa số) sẽ là những người thay đổi được tình thế của định chế, phần đa là sẽ tạo nên kết quả tốt hơn cho mọi cổ đông, nhưng cũng không loại trừ khả năng chỉ tốt cho một nhóm, mà có thể tác động ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khác (trong trường hợp này là cổ đông hiện hữu).


Một môi trường trong sạch và tạo sân chơi, hình ảnh đáng tin cậy cho không chỉ nhà đầu tư, cổ đông lớn, các đối tác mà cả cộng đồng kinh doanh đều hướng đến. Đã qua rồi thời kỳ sơ khai cơ hội trục lợi! Các doanh nhân hãy đừng tạo ra những dị biệt trong cộng đồng kinh doanh.

Theo Infonet
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: Sacombank