CafeLand - Khi nhà lãnh đạo của Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Poul Thomsen từ chối yêu cầu cứu trợ tài chính Hy Lạp về thì ông đã tự biến con đường của mình trở nên chông gai hơn.

Poul Thomsen, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại châu Âu. Ảnh: Louisa Gouliamaki

Sự thất bại của chính phủ Hy Lạp trong việc đảm bảo thỏa thuận với các chủ nợ đã mở ra con đường đen tối của nước này vào tháng 1. Thay vì đàm phán với các cơ quan của Hy Lạp, Thomsen nhận thấy bản thân phải đối mặt với nhóm các lãnh đạo đã ví các điều kiện của bên cho vay như “sự tra tấn về tài chính”.

Hiện tại, nhà kinh tế 60 tuổi người Đan Mạch vẫn đang giữ vững vị trí nhằm chống lại các kế hoạch của Đảng Syriza khi các kế hoạch này không thể đáp ứng các tiêu chuẩn của IMF về việc bình ổn các khoản nợ của Hy Lạp. Cũng vào thời điểm này, khi tư cách thành viên trong khối các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro và sự tín nhiệm của IMF đối với Hy Lạp trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” thì Hy Lạp vẫn đang loay hoay trong tình trạng thiếu tiền mặt. Trong khi đó các nhà lãnh đạo châu Âu đang xem xét tình trạng ngân quỹ trước khi chi thêm tiền cứu trợ.

Tình cảnh đã đẩy Thomsen – nhà cố vấn dự án kiêm “cha đẻ” của đồng Euro – đảm nhận vai trò người quyết định số phận của nước này. Thomsen liên quan chặt chẽ tới các gói cứu trợ dành cho Hy Lạp từ năm 2010, và thường xuyên thay mặt IMF trong các cuộc họp với các bộ trưởng tài chính của các nước trong khu vực châu Âu, các viên chức của Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Hai tổ chức trên cùng với IMF tạo thành “nhóm tam hùng” đối với các chủ nợ Hy Lạp.

Đàm phán châu Âu

Thomsen, người hầu như không được làm việc tại các tổ chức danh tiếng đã được Giám đốc Điều hành Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đề bạt trở thành người đứng đầu của quỹ tại châu Âu.

Ông đã bị kéo vào các thử thách trong suốt sự nghiệp của mình. Ông đã mang lại các gói cứu trợ cho Iceland và Bồ Đào Nha sau cuộc khủng hoảng tài chính. Lý lịch của ông gồm có quá trình làm việc tại Nga và Nam Tư cũ. Ông cũng chịu trách nhiệm về khoản vay 17,5 tỷ USD của Ukraina, chương trình này có thể giúp giải tỏa nếu quốc gia không đạt được thỏa thuận tái cơ cấu nợ với các chủ nợ tư nhân hay xung đột với các phiến quân ủng hộ Nga.

Vai trò của ông đã khiến ông trở thành đối tượng bị khinh miệt tại Hy Lạp, việc cắt giảm chi tiêu và tăng thuế đang châm ngòi cho các cuộc biểu tình. Một người đàn ông đã bị bắt tại Athens vào năm 2013 vì ném đồng xu vào Thosen khi ông đến Bộ Tài chính. Hiện tại, theo đề xuất của cảnh sát Hy Lạp, Thomsen sẽ được bảo vệ 24/24 mỗi khi đến đất nước này.

Tham vọng mạnh mẽ

“Ông biến tham vọng của mình trở nên mạnh mẽ” theo Erik Nielsen thuộc UniCredit Bank AG Global, là bạn học và là đồng nghiệp của Thomsen tại IMF vào cuối những năm 1980. “Nếu bạn nói với ông ấy về mức lãi xuất cân bằng hay tiềm năng phát triển của châu Âu, ông sẽ không mấy hứng thú. Nhưng nếu hỏi ông rằng “Sẽ làm gì nếu người ta đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng”, biểu hiện của ông chắc chắn sẽ thay đổi.

Sau cú sốc sụp đổ Lehman Brothers Holdings Inc. vào năm 2008, các nhân viên của IMF lo ngại rằng tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế toàn cầu. IMF cam kết cung cấp 38 tỷ USD cho Hy Lạp, một con số kỷ lục tương đương với số cổ phần của một quốc gia trong quỹ.

Tuy nhiên nỗ lực của IMF nhằm khôi phục Hy Lạp dường như không đem lại mấy tác dụng và nước này ngày càng ngập sâu trong khủng hoảng. Việc giảm chi tiêu công quá lớn đã làm bùng lên sự bất mãn trong người dân.

Trung tâm chính trị

Đồng nghiệp cũ của Thomsen, Ashoka Mody, trong mục Bloomberg View tháng trước đã kêu gọi quỹ chịu trách nhiệm về tình trạng khó khăn của Hy Lạp và xóa các khoản nợ cho nước này.

Hiện tại, có rất ít tín hiệu cho thấy IMF và Thomsen sẽ bỏ qua các quy định và làm trái các quy định. Trong khi đó một số vấn đề còn tồn tại như mục tiêu ngân sách ngắn hạn có thể thương lượng, quan điểm của quỹ là bất kỳ thỏa thuận nào với Hy Lạp và kể cả các cam kết cải cách cụ thể đều phải giảm số nợ xuống mức ổn định, đặc biệt là cắt giảm lương hưu.

“Chúng tôi đang mở ra những ý tưởng mới và những cách khác nhau để đạt được mục tiêu kinh tế của quốc gia. Chúng tôi là một tổ chức thực dụng” Thomsen cho biết trong một tuyên bố với Bloomberg News. “Nhưng chúng tôi cần lưu tâm đến thực trạng kinh tế. Và chúng tôi cần đối xử công bằng với các thành viên cũng như phải áp dụng quy định một cách thống nhất”.

Đánh giá mới

Để giải ngân số tiền cứu trợ 19 tỷ USD còn lại của IMF, quỹ cần đưa ra đánh giá mới về các khoản nợ của nước này. Nhiệm vụ này khá phức tạp do các cán bộ Hy Lạp tỏ ra rất miễn cưỡng khi cung cấp các số liệu cập nhật.

Với khoản nợ 334 triệu USD trả vào ngày 05 tháng 06, Hy Lạp còn nợ quỹ 2,4 tỷ USD và theo Bloomberg Intelligence ước tính thì nước này nợ Ngân hàng Trung ương châu Âu là 7,4 tỷ USD đối với trái phiếu đáo hạn. Nếu không thể trả nợ cho IMF, Hy Lạp sẽ thuộc nhóm các quốc gia chậm trả nợ cùng với Sudan, Somalia và Zimbabwe.

Thomsen phát biểu trong một cuộc họp báo vào tháng 4 rằng IMF không mong muốn Hy Lạp rút khỏi Liên minh châu Âu nhưng châu Âu đang trong vị thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết để có thể chống đỡ với kết cục này.

Vòng thương lượng cuối giữa các nhà lãnh đạo châu Âu và Hy Lạp tuần trước đã không thể phá vỡ bế tắc về vấn đề viện trợ, Lagarde nói với các phóng viên tại Brazil vào thứ sáu rằng “có rất nhiều thứ phải làm” để hướng tới một thỏa thuận chung với Hy Lạp. Các quan chức Hy Lạp đang lên kế hoạch gặp mặt với Ủy ban châu Âu và IMF vào thứ Tư (3/6) để cùng nhau giải quyết bế tắc.

Tình trạng không có gì thay đổi

Diễn biến mới nhất cho thấy có cơ hội chấm dứt bế tắc là rất mong manh. Sau khi một quan chức Hy Lạp cho biết nước này đang soạn thảo một hiệp ước và Thủ tướng Alexis Tsipras trả lời các phóng viên rằng một giải pháp đang gần kề, thì Ủy ban châu Âu đã đáp lại khi cho biết không có thỏa thuận nào sắp tới và vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Một quan chức Hy Lạp cho biết vẫn tồn tại bất đồng với các chủ nợ và IMF chính là trở ngại chính để đi đến một thỏa thuận. Angela Gaviria, phát ngôn viên của IMF tại Washington từ chối bình luận.

Con người Thomsen

Thomsen sinh ra tại Aabenraa, Đan Mạch, một thị trấn đóng tàu với khoảng 16.000 người gần biên giới Đức. Cha ông là người bán hàng tạp phẩm, mẹ ông ở nhà chăm sóc ông cùng năm anh chị em khác.

Tại trường Đại học Copenhagen, người hướng dẫn luận văn cho Thomsen – ông Niels Thygesen cho biết học trò cũ của mình là người điềm tĩnh và vô cùng chăm chỉ. Khi Thomsen khó khăn để có một vị trí tại IMF vì ông không có bằng tiến sĩ, chính Thygesen đã đề xuất quỹ này cho học trò của mình một cơ hội.

Người thầy 80 tuổi, Thygesen, người đã góp phần vào thiết kế đồng euro cho biết “Tôi mong cậu ấy trở thành một nhà kinh tế của IMF”. Thay vào đó, Thomsen đã lao mình vào các hoạt động thực tế của IMF như đi thăm các nước để đánh giá chính sách hay quá trình phát triển kinh tế trong việc đáp ứng các điều kiện cho vay. Ông quá say mê với công việc đến nỗi bỏ lỡ kế hoạch quay lại Đan Mạch để lấy tấm bằng tiến sĩ.

Sức chịu đựng của Thomsen là một huyền thoại, theo Jesper Berg, người đồng môn và đồng nghiệp cũ của Thomsen, nay là Giám đốc điều hành của Nykredit Bank A/S tại Copenhagen. Berg cho biết thêm, ông đảm đương các nhiệm vụ liên tục và đòi hỏi thời gian dài làm việc. Đồng nghiệp có thể sẽ bắt gặp ông trên bàn làm việc vào nửa đêm.

Berg nhận định “Các cuộc đàm phán mà Poul đã tham gia tại châu Âu vô cùng khắc nghiệt nhưng đó là môi trường ưa thích của cậu ấy”.

Thử thách với Hy Lạp

Đỉnh cao sự nghiệp của Thomsen chính là sự thử thách quốc tế đối với Hy Lap.

Trong sự kiện vào tháng 12, Thomsen đã thay mặt IMF tham gia cuộc họp tại Brussels với các bộ trưởng tài chính thuộc các nước dùng đồng tiền chung Euro về đề xuất giải ngân 1,8 tỷ euro của Hy Lạp và cấp cho nước này hạn mức tín dụng mới với các điều kiện nới lỏng hơn. Với sự dẫn đầu của Đảng Syriza, chính quyền của thủ tướng Antonis Samaras nhận thấy thỏa thuận mới là cách duy nhất để duy trì quyền lực.

Ủy viên kinh tế EU Pierre Moscovici đưa ra ý kiến ủng hộ xem xét lại đối với Hy Lạp nhưng Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi cho rằng Hy Lạp đã không thực hiện mạnh mẽ việc cắt giảm chi phí trong đó có lương hưu.

Khi quyền phát biểu thuộc về Thomsen, quan điểm của ông rất rõ ràng: “Tôi đồng ý với Mario”. Theo nhìn nhận của Thomsen, chính quyền của ông Samaras đã không thực hiện được các thay đổi như đã cam kết. Ý kiến của ông chiếm ưu thế và bảy tuần sau đó, Đảng Syriza lên cầm quyền.

Jacob Kirkegaard, thành viên cấp cao của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tại Washington cho biết “Đó là một quyết định đúng đắn. Nó có thể ảnh hưởng xấu tới chính trị Hy Lạp vào thời điểm đó nhưng chúng tôi vẫn đang ở thời gian đầu của cuộc chiến”. “Tôi không nghi ngờ gì về việc cuối cùng Đảng Syriza sẽ nhượng bộ”.

Thu Hằng (bloomberg)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.