Sau gần hai thập kỷ thăng trầm và vô số đêm mất ngủ, Phil Knight đã xây dựng thành công một trong những thương hiệu giày lớn nhất toàn cầu và nắm trong tay hơn 20 tỷ USD.
Trong một cuộc phỏng vấn để giới thiệu cho cuốn sách “Shoe Dog: A Memoir by the Creator of Nike” của mình, Knight đã trả lời câu hỏi về số năm kinh nghiệm khi bắt đầu quản lý công ty vào năm 1962: "Tôi không biết gì về thiết kế giày dép, càng không biết nhiều về quản lý, và đặc biệt tôi không có tiền”.
Thuở thiếu niên, Knight có ước mơ được trở thành một vận động viên điền kinh nổi tiếng thế giới. Chạy tốt và đã được đại diện cho trường Đại học Oregon đi thi đấu, nhưng ông không thực sự xuất sắc để có thể trở nên nổi tiếng trong giới điền kinh.
Ông bắt đầu nghĩ đến một ý tưởng điên rồ khác - theo đuổi “giấc mơ kỳ lạ, không mấy chắc chắn nhưng có vẻ thích đáng, có vẻ thú vị”, đó là nhập khẩu và kinh doanh giày chạy chất lượng cao từ Nhật Bản.
Giày chạy không phải chỉ là mối quan tâm nhất thời của Phil Knight. Ông đã bị ảm ảnh bởi đồ dùng ấy và đó cũng chính là bí quyết thành công của Knight. “Tôi đã tìm đến một thư viện, và ngốn ngấu mọi loại sách tôi có thể tìm thấy về vấn đề nhập và xuất khẩu, về việc làm thế nào để bắt đầu một công ty”, một bài nghiên cứu ở trường Kinh Doanh Stanford trích lời ông.
Phil Knight - Nhà sáng lập Nike. Ảnh: BI
Knight nói rằng, lúc đầu sản phẩm mang đến sự thú vị cho ông, sau đó nó tạo cảm hứng và cuối cùng nó quyến rũ ông trước khi trở thành một nỗi ám ảnh thường trực.
Diễn biến tâm lý của Knight khiến người ta liên tưởng đến câu trả lời của nhà tư bản huyền thoại Michael Moritz khi được phóng viên hỏi “Ông có tìm kiếm niềm đam mê không?”. Moritz đã nói rằng: “Không! Hơn cả như thế nữa. Đó chính là một nỗi ám ảnh. Người sáng lập ra một thứ nào đó thường có xu hướng bị ám ảnh bởi nhưng thứ họ đang làm. Họ hoàn toàn bị quyến rũ và không thể tưởng tượng nổi sẽ sống thế nào khi không có nó”.
Phil Knight cũng tin rằng “sự đam mê” không đủ diễn tả hết thú vui trong lĩnh vực mà ông lựa chọn để theo đuổi. Knight cho biết: “Tôi muốn nói với các bạn trong độ tuổi đôi mươi rằng đừng dừng lại mà hãy theo đuổi tiếng gọi bên trong ngay cả khi bạn không biết nó sẽ ra sao”.
Knight đã phả đối mặt với rất nhiều người bất đồng ý kiến trên con đường tạo dựng Nike trở thành một công ty có doanh thu 30 tỷ USD một năm, tuy nhiên ông vẫn kiên trì với triết lý sống từ lúc còn trẻ của mình.
Váự thành công của ông đơn giản đến từ bí quyết quan trọng được chia sẻ dưới đây:
Tận dụng tuổi trẻ để học hỏi và khám phá
Sau khi tốt nghiệp đại học và dành một năm làm việc trong Hải quân, Phil Knight khi ấy 24 tuổi đã quyết định đi du lịch vòng quanh thế giới. Ông xin tiền từ cha mẹ cho chuyến đi tới Hawaii khi việc du lịch vẫn bị coi là kỳ lạ và tốn kém ở những năm 60.
Trong những tháng kế tiếp, Knight tiếp tục hành trình khám phá thế giới của mình và đến Nhật Bản, Hồng Kông, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Kenya, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Anh và một số nước khác. Ông đã áp dụng vào cuộc sống nhiều bài học về lịch sử, văn hoá, đời sống và kinh tế mà ông học được trong chuyến du hành trên.
Làm điều bạn thích
Khi đi vòng quanh thế giới, Knight đã có một ý tưởng điên rồ về việc thành lập công ty phân phối cho sản phẩm may mặc của Nhật. Kể từ giữa những năm 20, dù không có tiền, không có công ty, hay bất cứ một nhân viên bán hàng, Knight vẫn lên tàu từ Tokyo đến Kobe, và sắp xếp một cuộc họp với giám đốc điều hành từ Onitsuka, công ty Nhật Bản nổi tiếng với nhãn hiệu giày Tiger.
Tìm những người đồng hành đáng tin cậy, trong cả công việc và cuộc sống cá nhân
Ngay từ đầu, Knight xây dựng công ty của mình với sự trợ giúp của những người bạn lâu năm: cựu vận động viên từ trường đại học hoặc các đội đối thủ từng thi đấu, vị cựu huấn luyện viên, một vài kế toán viên và luật sư đáng tin cậy. Ông hoàn toàn tin tưởng họ.
Cha mẹ của một trong những nhân viên đầu tiên của ông thậm chí còn cho Knight vay nợ khi công ty đang cần tiền mặt. Họ đã làm như vậy bởi vì: "Nếu bạn không thể tin tưởng vào công ty con trai bạn làm việc, bạn còn có thể tin tưởng vào ai?"
Luôn có kế hoạch B dự phòng
Một trong những bài học quan trọng nhất đến với Knight khi ông biết nhà cung cấp giày duy nhất của mình, Onitsuka, đã “đâm sau lưng” ông khi bí mật làm việc với các nhà phân phối khác của Mỹ. Ngay khi phát hiện ra, ông đã thực hiện một kế hoạch B: sản xuất đôi giày của chính mình.
Nếu 1 năm trước Knight không nhanh chóng có kế hoạch dự phòng thì sự kết thúc hợp đồng với Onitsuka chắc chắn đồng nghĩa là kết thúc với Blue Ribbon.
Mang lại hi vọng và niềm tin cho đồng đội
Để nâng cao tinh thần của nhân viên, Knight đã đưa ra một câu chuyện về hy vọng, lạc quan và tự tin. “Không phải chiếc giày Onitsuka làm nên thành công công ty” , ông nói. “Mà là công sức của tất cả các bạn”.
Việc hủy bỏ hợp tác của Onitsuka có nghĩa là Blue Ribbon cuối cùng cũng có thể làm việc theo cách riêng của mình, với thời gian giao hàng tốt hơn và một sản phẩm hoàn toàn phù hợp với thị trường Mỹ.
ĐSPL
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.