Chuyên gia tư vấn tài chính Tamara Dervin đến từ Mỹ đã chia sẽ những kinh nghiệm giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả nhất.

1. Lập ngân quỹ

Ngân quỹ chi tiêu gia đình là một yếu tố quan trọng giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả. “Một việc rất quan trọng là biết chính xác mức thu nhập và chi tiêu hàng tháng của bạn”, Dervin nói. Điều này giúp bạn có thể cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết.

2. Có đủ tiền cho các khoản chi tiêu hàng tháng

Việc có ngân quỹ hàng tháng không chỉ hữu ích nếu bạn tuân thủ theo kế hoạch chi tiêu. Luôn chi trả các hóa đơn chi tiêu hàng tháng theo đúng thời hạn và đầy đủ, đồng thời tránh sử dụng tiền dành cho ngân quỹ của tháng tiếp theo.

3. Có các mục tiêu tài chính chính rõ ràng

Khi bạn hy vọng sẽ mua nhà, bắt đầu kinh doanh hay đóng tiền học cho con, việc tiết kiệm không bao giờ là quá sớm. Chuyên gia Dervin khuyên nên đề ra các mục tiêu tài chính cụ thể và bạn tập trung để hoàn thành chúng.

4. Lên kế hoạch trước thay vì chi tiêu bốc đồng

Theo Dervin, bạn nên lập kế hoạch trước cho các kỳ nghỉ gia đình, quà tặng và những khoản mua sắm lớn thay vì chi tiêu bốc đồng. Dành thời gian để tiết kiệm tiền cho các khoản chi tiêu đã lên kế hoạch. Việc lên kế hoạch trước cũng giúp bạn có thời gian lựa chọn được các sản phẩm có giá tốt nhất.

5. Chỉ mua những gì đủ khả năng chi trả

Việc chi tiêu trong giới hạn thu nhập giúp duy trì tình trạng tài chính khỏe mạnh. “Nếu bạn biết rằng mình là người hay chi tiêu quá đà, thẻ tín dụng không phải là lựa chọn tốt nhất”, Dervin nói. “Nếu bạn gặp khó khăn trong việc theo dõi chi tiêu qua thẻ tín dụng, hãy sử dụng tiền mặt”.

6. Sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh

Nếu bạn không sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần chú ý tới chi tiêu hàng tháng để tránh phải trả lãi cho khoản bị thâm hụt. Chuyên gia Dervin cũng khuyên bạn tận dụng lợi thế giảm giá khi sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm.

7. Tiết kiết thường xuyên

Cho dù bạn lên kế hoạch kỹ lưỡng đến mấy, những khoản chi tiêu bất thường luôn phát sinh. Tránh lạm dụng vay mượn tiền bạn bè và các thành viên trong gia đình hay vay qua qua thẻ tín dụng. Bạn nên có một tài khoản tiết kiệm để đề phòng những trường hợp khẩn cấp.

8. Lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu

Phần lớn mọi người không chỉ nghĩ về tương lai gần, mà còn cả tương xa hơn. Việc lên kế hoạch tài chính khi bạn sẵn sàng nghỉ hưu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bạn có một cuộc sống ổn định khi về già.

9. Tránh những khoản phí không cần thiết

Xem xét kỹ thông báo mới của ngân hàng vì bạn có thể mất rất nhiều tiền cho những thứ như phí bảo trì tài khoản hay phí giao dịch. “Phần lớn các ngân hàng trực tiến miễn phí kiểm tra và truy vấn tài khoản”, Dervin nói.

Huy Phong (Dân Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.