Đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp tổ chức làm việc từ xa
Khi các tổ chức phải chuyển sang làm việc tại nhà, họ đã chuyển phần lớn hoạt động kinh doanh của mình sang nền tảng kỹ thuật số, làm tăng đáng kể nguy cơ bị tấn công mạng.
Vì thế, thách thức cần giải quyết là đảm bảo truy cập từ xa an toàn và bảo vệ quyền truy cập vào các hệ thống doanh nghiệp, đồng thời duy trì các chức năng kinh doanh cốt lõi hoạt động mà không bị gián đoạn, cũng như cách giữ an toàn cho doanh nghiệp trước tội phạm mạng.
Theo kết quả phân tích mà Microsoft công bố gần đây, tập đoàn này đã thực hiện một cuộc khảo sát với gần 800 nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ Anh, Mỹ, Đức và Ấn Độ để hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến bối cảnh an ninh mạng trong tương lai, bao gồm cả kế hoạch cho ngân sách, nhân sự và đầu tư của họ.
Theo đó, công nghệ điện toán đám mây và kiến trúc bảo mật Zero Trust dựa trên nền tảng đồng cảm kỹ thuật số sẽ trở thành giải pháp chủ yếu cho các doanh nghiệp.
Trong quá trình bảo mật và mở rộng các chính sách bảo mật, với ưu tiên hàng đầu là nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng năng suất làm việc từ xa, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đảm bảo nhanh chóng trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết hỗ trợ nhân viên làm việc an toàn và hiệu quả.
Để nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng hiệu quả công việc, các nền tảng công nghệ đồng cảm kỹ thuật số rất quan trọng, nhằm giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá trạng thái bên trong, sự nhận biết, hiểu và dự đoán những suy nghĩ, cảm xúc của người khác giao tiếp thông qua các thiết bị kỹ thuật số.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đầu tư mạnh vào phương pháp xác thực đa yếu tố (MFA) - đảm bảo giảm tới 99,9% khả năng tài khoản bị xâm phạm.
Ngoài ra, mô hình bảo mật Zero Trust cũng giúp tăng cường an ninh mạng cho doanh nghiệp. Với ba nguyên tắc chính: xác minh rõ ràng, sử dụng quyền truy nhập đặc quyền tối thiểu và giả định vi phạm, mỗi yêu cầu truy nhập đều được Zero Trust xác thực, ủy quyền và mã hóa đầy đủ trước khi cấp quyền truy nhập. Nhờ đó, các lỗ hổng bảo mật được phát hiện và lấp đầy giúp giảm thiểu nguy cơ xâm nhập mạng.
Theo Microsoft, có hơn 51% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang đẩy nhanh triển khai mô hình bảo mật Zero Trust.
Bên cạnh đó, dựa vào việc sử dụng các công cụ bảo mật dựa trên phần mềm để giám sát và bảo vệ luồng thông tin vào và ra khỏi tài nguyên đám mây, bảo mật đám mây hỗ trợ lập kế hoạch cho các kịch bản về rủi ro an ninh mạng và kế hoạch dự phòng cũng như giải quyết các mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu.
Nghiên cứu của Microsoft tiết lộ rằng, các tổ chức sử dụng công nghệ truyền thống có khả năng bị tấn công nhiều hơn đáng kể (36%) so với trên nền tảng đám mây. Đồng thời, gần 40% doanh nghiệp cho biết họ đang ưu tiên đầu tư vào bảo mật đám mây để giảm nguy cơ rủi ro tấn công mạng, 28% doanh nghiệp tập trung vào dữ liệu, 26% khác tập trung vào bảo mật thông tin và các công cụ chống lừa đảo.
-
Các xu hướng về an ninh mạng trong năm 2020
17/11/2020 11:22 AMTrong những năm gần đây, các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam đã ít nhiều để lại những hậu quả đáng kể và các chuyên gia bảo mật vẫn luôn phải tìm cách để hạn chế thiệt hại.
-
Covid-19 mở ra xu hướng mới cho an ninh mạng
23/09/2020 5:15 PMDo đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, các biện pháp giãn cách xã hội được tiến hành nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan, nên nhiều doanh nghiệp đã đưa ra biện pháp cho phép nhân viên làm việc từ xa.