Lập kế hoạch
Mọi việc bắt đầu vào tháng 11-2005, khi Joya Williams, trợ lý một giám đốc cấp cao của Coca, đã gặp gỡ Edmund Duhaney tại một bữa tiệc Lễ Tạ ơn trong gia đình. Tháng 12-2005, Duhaney đến gặp Williams tại căn hộ của bà ở Norcross, Georgia, nơi ông được Williams cho biết bà có bản sao những tài liệu tuyệt mật của Coca có thể giúp họ “hái ra tiền” nếu bán cho các đối thủ của hãng.
Vấn đề là Williams đã ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin mật với Coca, nên không thể hành động. Vì vậy, tất cả trông cậy vào Duhaney.
Tháng 2-2006, Duhaney liên lạc với một người bạn của mình là Ibrahim Dimson. Người này ngay lập tức quan tâm đến các tài liệu mật vì biết chúng có thể giúp hái ra tiền, nên đồng ý bay đến Georgia vào tháng 4-2006 để gặp “nữ chỉ huy” Williams.
Ngày 8-5-2006, Dimsom viết một lá thư đặt trong phong bì chính thức của Coca, gửi đến văn phòng Pepsi ở Purchase, New York. Trong đó, Dimson tự xưng là Dirk, một nhân viên cao cấp của Coca. Bức thư viết rằng Dirk có “những thông tin tuyệt mật rất chi tiết về chiến dịch marketing của Coca trong 4 năm tới” và ông đang muốn bán chúng cho ai trả giá cao nhất. Tuy nhiên, thay vì chớp lấy cơ hội để đánh ngã đối thủ truyền kiếp, ngày 19-5-2006, Pepsi fax một bản sao lá thư cho Coca.
Ngày 24-5, bộ phận an ninh của Coca đã đến trình báo với Cục Điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI), cùng với bản sao lá thư. Coca cho biết những thông tin cung cấp trong lá thư được xem là tuyệt mật của công ty. FBI nhanh chóng triển khai phương án vạch mặt những kẻ bán bí mật công nghiệp. Đặc vụ Gerald Reichard được phân công đóng giả nhân viên Pepsi cử đi mua những thông tin của Dirk.
FBI vào cuộc
Ngày 25-5-2006, mật vụ Reichard dưới tên giả “Jerry” đã liên hệ với Dimson qua số điện thoại ghi trong lá thư. Dimson nói đang có trong tay những tài liệu tuyệt mật của Coca và có thể lấy thêm “không giới hạn” những thông tin tuyệt mật khác. Ngày 26-5, Dimson gửi cho Reichard 14 trang fax những tài liệu của Coca, trong đó có logo của hãng và dấu “tuyệt mật” hoặc “hạn chế”.
Ngày 30-5, Dimson yêu cầu Reichard trả trước 10.000USD “tiền niềm tin” cho những tài liệu đã gửi và để chứng minh Reichard thực sự muốn mua thêm thông tin. Dimson cung cấp cho Reichard một email, cũng như tài khoản của hắn ở ngân hàng Bank of America để Reichard chuyển tiền vào.
Hình phát họa phiên tòa xét xử Williams (giữa), Duhaney (trái) và Dimson ngày 6-7-2006. |
Ngày 2-6, Reichard gửi email cho Simson, nói rằng rất quan tâm đến những thông tin của Dimson. Lập tức Dimson chào bán thêm 7 tài liệu của Coca, cũng như một mẫu sản phẩm. Trong thời gian đó, bộ phận an ninh của Coca đã bí mật lắp máy quay an ninh và ghi lại được cảnh Williams lục lọi nhiều tập hồ sơ để tìm kiếm tài liệu, sau đó bỏ chúng vào túi của mình. Williams cũng bị phát hiện đã cầm một mẫu sản phẩm mới của Coca bỏ vào túi cá nhân.
Ngày 15-6, mật vụ Reichard liên lạc với Dimson, cho biết ông đã có đủ tiền như yêu cầu và muốn gặp Dimson. Cả 2 đồng ý gặp mặt tại sân bay quốc tế Atlanta Hartsfield-Jackson vào ngày hôm sau. Ngày 16-6, FBI có được giấy phép nghe lén điện thoại của Dimson. Nhờ đó, họ ghi âm được cuộc gọi giữa Dimson và Duhaney, cũng như thư thoại giữa Dimson và Williams.
Cùng ngày, Reichard và Dimson gặp nhau như đã hẹn. Dimson đưa cho Reichard các tài liệu đóng dấu tuyệt mật của Coca và một chai đựng chất lỏng mẫu sản phẩm. Reichard trả cho Dimson 30.000USD và đồng ý trả thêm 45.000USD nữa sau khi xác định mẫu sản phẩm là thật.
Theo dõi video ở khu làm việc đầu não của Coca còn cho thấy Williams tiếp tục lấy các tài liệu và mẫu thử của Coca. Trong thời gian đó, Dimson liên lạc với Reichard và chào bán các thông tin mật mới. Nhân viên của Coca xác nhận với Reichard các thông tin và mẫu thử Dimson cung cấp cho ông đều là các bí mật thương mại.
Cái giá phải trả
Ngày 22-6, Dimson gửi email cho Reichard, cho biết có thêm 20 bí mật mới của Coca và ra giá 1,5 triệu USD, đồng thời yêu cầu Reichard chuyển vào tài khoản của ông 11.000USD đặt cọc. Ngày 5-7, 2 người gặp nhau tại khách sạn Marriott ở Atlanta. Duhaney là người lái xe cho Dimson.
Sau đó FBI đã bắt giữ Dimson, Duhaney và Williams. Cả 3 bị tòa án khởi tố với tội danh ăn cắp bí mật thương mại. Dimson và Duhaney nhận tội ngay từ đầu, nhưng Williams không nhận tội. Tuy nhiên, trước những chứng cứ rành rành, bà ta không thể chối cãi.
Ngày 23-5-2007, Thẩm phán J.Owen Forrester của Tòa án Atlanta tuyên mức án 8 năm tù cho Williams và 3 năm quản thúc sau khi mãn hạn tù. Kẻ tòng phạm Dimson bị kết án 5 năm tù và 3 năm quản thúc sau khi mãn hạn tù. Williams và Dimson còn phải bồi thường 40.000USD. Duhaney chỉ bị quản thúc 2 năm vì vai trò mờ nhạt trong vụ việc, và vì đạt được thỏa thuận với tòa án là làm chứng chống lại Williams vì ban đầu bà này không nhận tội.
Bản án này nặng hơn so với đề nghị của công tố. Lúc đầu, công tố đề nghị mức án từ 63-78 tháng tù giam đối với Williams. Giải thích về mức án cao hơn đề nghị của công tố viên dành cho Williams, Thẩm phán Forrester cho rằng đánh cắp bí mật kinh doanh là hình thức tội phạm “không thể tha thứ”, có thể gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Một khi bí quyết kinh doanh Coca-Cola đã cố bảo mật suốt hơn 100 năm bị đánh cắp, tập đoàn này có nhiều khả năng sẽ bị phá sản, kéo theo nhiều doanh nghiệp nằm trong các hệ thống cung cấp, sản xuất và phân phối vào tình thế lao đao, đặc biệt là cuộc sống của hàng ngàn nhân viên Coca cùng người thân của họ ở nhiều quốc gia trên thế giới sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng.
-
Coca-Cola cắt giảm 4.000 nhân sự
31/08/2020 6:33 AMNhà sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới đã có quý tồi tệ nhất trong 134 năm, doanh số bán hàng sụt giảm 28%, lợi nhuận ròng giảm 32%.
-
'Lon Việt Nam' và câu chuyện danh xưng đất nước
15/07/2019 8:33 AMSo sánh với những cái tên như phở Việt Nam, áo dài Việt Nam, bún chả Việt Nam… là những sản vật văn hóa gắn liền với truyền thống lâu đời của người Việt được thế giới công nhận; thì trong cụm từ “lon Việt Nam”, sản phẩm lon Coca-cola có chứa đủ “bề dày” văn hóa thuần Việt để đứng cùng tên gọi thiêng liêng của Tổ quốc hay không? Đằng sau câu hỏi tưởng chừng đơn giản là một vấn đề nóng đang được tranh luận trên toàn thế giới!
-
Vì sao CEO Coca-Cola, Netflix, Amazon "kêu gọi" thất bại?
23/11/2017 2:29 PMTại sao nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công như Coca-Cola, Netflix, Amazon, Domino’s Pizza “kêu gọi” đồng nghiệp và cả công ty mình phạm nhiều sai lầm hơn và thất bại nhiều hơn?
-
Vì sao Coca-cola không có Giám đốc Marketing?
28/08/2017 10:13 AMThời gian vừa qua, giới doanh nghiệp đón nhận một thông tin khá thú vị, đó là Coca-Cola, đã chính thức xóa bỏ vị trí giám đốc tiếp thị (Chief Marketing Officer – ), thay vào đó là giám đốc phát triển (Chief Growth Officer – CGO).
-
Coca-Cola in chân dung Warren Buffett lên sản phẩm ở Trung Quốc
05/04/2017 10:12 PMTận dụng sự nổi tiếng của vị tỷ phú người Mỹ Warren Buffett tại Trung Quốc, và sự ưa thích của ông đối với dòng sản phẩm Cherry Coke, hãng Coca-Cola đã quyết định in chân dung của vị tỷ phú này lên các sản phẩm Cherry Coke tại thị trường Trung Quốc.
-
Xử phạt Coca-Cola Việt Nam 433 triệu đồng
29/07/2016 8:02 AMChiều nay (28/7), Thanh tra Bộ Y tế đã ra quyết định xử phạt hành chính Coca-Cola Việt Nam trên 433 triệu đồng, đồng thời tiến hành thu hồi 1 lô sản phẩm nước uống bổ sung.