Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất VN: 2.089 tỷ đồng, có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất VN với hơn 11.000 cổ đông. Sacombank đã xây dựng được mạng lưới hoạt động quy mô nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần VN với số lượng 163 chi nhánh và điểm giao dịch trải rộng từ Bắc vào Nam; thiết lập quan hệ với gần 8.000 đại lý thuộc 208 ngân hàng tại 82 quốc gia trên thế giới; đội ngũ nhân viên hơn 3.500 người.
Sacombank đã được 3 tập đoàn tài chính quốc tế tham gia góp vốn gồm Công Ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank), Tập đoàn tài chính Dragon Capital (Anh Quốc), Tập đoàn ngân hàng Austraylia và New Zealand (ANZ). Hiện nay, 3 cổ đông chiến lược này đang chia sẻ kinh nghiệm quản trị ngân hàng cho Sacombank.

Chủ tịch hội đồng quản trị NHTMCP SACOMBANK - ĐẶNG VĂN THÀNH: Người “giữ lửa”cho cổ phiếu

Khởi nghiệp từ nghề sản xuất cồn rượu, năm 25 tuổi thành lập Tổ hợp SX Thành Công, năm 28 tuổi là Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công, ông Đặng Văn Thành ngày ấy nay là Chủ tịch HĐQT của Sacombank, là người đầu tiên áp dụng cổ phiếu đại chúng ở VN. Sacombank cũng là NHTMCP đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường. Luôn đi đầu trên thị trường tài chính, Sacombank dưới sự lãnh đạo của ông đã tăng vốn gấp 1.600 lần chỉ trong 15 năm. Trong cuộc trò chuyện với Doanh Nhân, ông Thành không giấu nổi niềm đam mê kinh doanh thiên bẩm của mình.


- Sacombank đã có những sự chuẩn bị gì để có thể giữ vững vị thế ngân hàng TMCP hàng đầu VN trong môi trường WTO?


-Tôi nghĩ, thời gian quản trị điều hành DN trong nền kinh tế thị trường vừa qua chính là nền tảng tốt để chúng ta hội nhập, không những chúng ta sẽ cạnh tranh được ở thị trường trong nước, mà chúng ta còn có cơ hội để tiếp cận với 149 thị trường khác.


Hiện tại, chúng tôi đang tập trung đầu tư chương trình Hệ điều hành Temenos trị giá khoảng 4 triệu USD, và dự kiến đến quý II năm 2007 sẽ được triển khai trên toàn hệ thống Sacombank trên cả nước.


Thêm vào đó, để tạo cơ sở và nền tảng thực hiện mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển đã đề ra, Sacombank đã đầu tư vào nhiều dự án mang tính lâu dài: đầu tư xây dựng Trung tâm Dữ liệu (Data Center) có quy mô lớn và hiện đại với sự tư vấn, thiết kế và giám sát thi công của nhà thầu nước ngoài, các hạng mục được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế TIA-942 với tổng kinh phí xây dựng gần 2 triệu USD. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho việc hoạch định, xây dựng tất cả các hạng mục thiết kế từ hệ thống cáp, hệ thống mạng, các hệ thống hạ tầng và thiết kế các phòng chức năng chuyên dụng.


Sacombank cũng đang thực hiện dự án xây dựng hệ thống Quản lý rủi ro dưới sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Canada và Ngân hàng nhà nước. Đây là mô hình quản lý rủi ro hoàn thiện trên tất cả các mảng tín dụng, thị trường, hoạt động, quản lý tài chính, kiểm toán nội bộ và quản trị điều hành,... tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Sacombank trong tiến trình hội nhập.


-Ông cho biết lộ trình tăng vốn của Sacombank?


Trước đây, khi thành lập một ngân hàng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thì chỉ cần 70 tỷ đồng nếu là ngân hàng TMCP thành thị, và 05 tỷ đồng nếu là ngân hàng TMCP nông thôn. Tuy nhiên, trước sự đổ bộ chắc chắn sẽ diễn ra của các Ngân hàng nước ngoài vào thị trường VN trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước VN đã có quy định mới: đến ngày 31/12/2008 các Ngân hàng TMCP phải có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, và dự kiến đến năm 2010 vốn điều lệ cần phải có cho một ngân hàng TMCP là 3.000 tỷ đồng. Có thay đổi này là vì xuất phát điểm của các ngân hàng thương mại VN quá thấp. Vì vậy, việc tăng vốn hiện nay của Sacombank đang đi đúng lộ trình phát triển của Sacombank đến năm 2010 (vốn điều lệ đạt 6.000 tỷ đồng).


- Sacombank đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên TTCK, vậy quyền lợi của những cổ đông mua “cổ phiếu đại chúng” - nhân tố quan trọng tạo nên thành công của Sacombank - bây giờ ra sao?


Từ 3 tỷ đồng vốn điều lệ ban đầu, hiện Sacombank có mức vốn điều lệ 2.089 tỷ đồng. Thực tế đã chứng minh, việc bỏ tiền đầu tư vào Sacombank của các cổ đông đại chúng là đúng đắn. 1 cổ phiếu đại chúng có mệnh giá 200.000 đồng trước kia hiện nay có giá trị 1,3 triệu đồng. Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, cổ tức đạt 14% và Sacombank trả cổ tức bằng tiền mặt. Thế nhưng từ nay đến năm 2010, chúng tôi chủ trương trả cổ tức bằng cổ phiếu. Điều này sẽ đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng cho Sacombank và lợi ích cho các cổ đông. Nếu một cổ đông có 1 tỷ đồng vốn tại Sacombank, một năm được chia cổ tức 14% tức là 140 triệu đồng, nay họ sẽ nhận 100 triệu cổ phiếu và với giá thị trường hiện nay họ sẽ có 600 triệu đồng. Rõ ràng là một cuộc chơi đẳng cấp hơn. Sacombank cần nỗ lực phát triển hơn nữa để nhà đầu tư giữ vững niềm tin vào giá trị cổ phiếu của mình, còn nhà đầu tư cũng cần làm cuộc “cách mạng” trong tư duy. Thực tế Tập đoàn Microsolf đã trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lâu rồi.


- Đối tượng khách hàng của Sacombank là những DN vừa và nhỏ. Khi vào WTO, những DN này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí sẽ có DN phá sản. Vậy Sacombank sẽ trợ giúp khách hàng của mình ra sao, thưa ông ?


Tất nhiên là Sacombank trợ giúp khách hàng của mình trên cơ sở hợp tác cùng phát triển. Chúng tôi quan niệm chủ động tham gia phòng “cháy” khu vực chính là biện pháp tốt nhất trong vệc chống “cháy” cho chính ngôi nhà mà Sacombank đang sở hữu. Sacombank từ lâu đã quan tâm đặc biệt đến trách nhiệm tư vấn về quản trị DN và quản trị tài chính đối với các DN khách hàng.


-Sacombank hiện có lượng khách hàng DNNVV khá lớn, dư nợ cho vay đối với DNNVV chiếm khoảng 65% tổng dư nợ cho vay. Sacombank trước đây và sắp tới vẫn là “người đồng hành” với các DN, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, ưu đãi về thời gian giải quyết hồ sơ, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm cho DNVVN. Đồng thời, chúng tôi đang thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình về kinh nghiệm quản trị kinh doanh, điều hành DN và công tác chuẩn bị hội nhập kinh tế... để tư vấn cho họ về việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng chi phí thấp với thủ tục nhanh gọn, an toàn. Ngoài ra, việc tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như FMO, SMEDF... để cho vay đối với các DNNVV cũng được chúng tôi hết sức chú trọng.


-Với việc thành lập thêm các Cty Quản lý quỹ VFM, Cty Cho thuê tài chính và gần đây nhất là Cty Chứng khoán, Sacombank đang từng bước hình thành một tập đoàn tài chính đa chức năng - đa sở hữu, nhưng đây chính là những kênh quan trọng giúp các DNNVV khách hàng vượt qua khó khăn trong cạnh tranh bằng những giải pháp tài chính trọn gói, bằng khả năng thuê tài chính để đổi mới dây chuyền công nghệ...


-- Là một nhà quản lý thành công, ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm trở thành một Chủ tịch hội đồng quản trị “tiêu chuẩn ISO” với các doanh nhân khác?


-VN gia nhập WTO sẽ thực sự giống như một chiếc thuyền bắt đầu cuộc hành trình “ra biển lớn”. Để DN có thể tồn tại và phát triển giữa một thị trường mở mà sự cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng gay gắt thì vai trò của người quản trị DN rất quan trọng. Người làm công tác quản trị phải có tầm nhìn vĩ mô về các chiến lược kinh doanh của đơn vị mình, biết truyền tải hiệu quả những ý tưởng kinh doanh của mình đến những bộ phận có liên quan, biết tham mưu cho các cấp khi cần thiết và phải biết cách phân công, phân nhiệm công việc cho đội ngũ... Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế dù lớn hay nhỏ thì lĩnh vực tài chính cũng chịu ảnh hưởng trước tiên nên vai trò người quản trị càng trở nên cần thiết. Thực tế cho thấy, các ngân hàng quản trị kém thường dễ đổ vỡ. Ngược lại quản trị hiệu quả sẽ có tác dụng hỗ trợ công tác giám sát để hoạt động của ngân hàng minh bạch hơn, có giá trị cao hơn.


- Cảm ơn ông rất nhiều về cuộc trò chuyện thú vị này!

Xem thêm bài viết về: Ông Đặng Văn Thành
Theo DDDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • [Hồ sơ doanh nhân] Đặng Văn Thành và những bước thăng trầm với Thành Thành Công

    [Hồ sơ doanh nhân] Đặng Văn Thành và những bước thăng trầm với Thành Thành Công

    23/11/2020 8:35 AM

    CafeLand - Giống như tên gọi của nó, Thành Thành Công hiện nay đã là một tập đoàn vững mạnh. Tên tuổi của tập đoàn này gắn liền với ông Đặng Văn Thành, người từng tạo tiếng vang lớn khi thành lập cơ sở sản xuất cồn lớn nhất tại TP.HCM vào những năm 70 và cũng là người nổi danh một thời trong ngành ngân hàng.

  • Ông Đặng Văn Thành: 'Tôi có lỗi khi để mất Sacombank'

    Ông Đặng Văn Thành: 'Tôi có lỗi khi để mất Sacombank'

    02/10/2016 8:29 AM

    Sau 4 năm để vuột khỏi tầm tay đứa con Sacombank do mình khai sinh, cựu lãnh đạo nhà băng, ông Đặng Văn Thành trải lòng về sự chia ly này.

  • Nhà đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành lại gặp hạn?

    Nhà đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành lại gặp hạn?

    28/01/2015 4:41 PM

    Sau vận hạn năm 2012, cứ ngỡ sóng gió đã qua đi với gia đình đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành nhưng biến cố bất thường trong ngày 27/1 của cổ phiếu SCR và SBT khiến không ít người nghĩ tới vận hạn cũ.

  • Đặng Văn Thành, tĩnh tâm ngày tái xuất

    Đặng Văn Thành, tĩnh tâm ngày tái xuất

    10/07/2014 8:18 AM

    Gần hai năm lùi sâu và im lặng sau những biến cố bị đánh bật khỏi ngân hàng do mình dựng lên, có lúc đối mặt với những thông tin điều tra, bắt giam... trùm ngân hàng một thời Đặng Văn Thành đang có những tái xuất thương trường. Trong sự trở lại lần này, ông Thành vẫn giữ được tâm huyết và sự lịch lãm từng có nhưng trong một tâm thế và niềm đam mê khác.

  • Những người “tập làm”... nông dân!

    Những người “tập làm”... nông dân!

    05/07/2014 6:40 PM

    Vì sao các doanh nhân làm nông nghiệp? Liệu có diễn ra một trào lưu mới đầu tư vào nông nghiệp như đã từng có trào lưu chứng khoán - ngân hàng, bất động sản?

  • Cựu chủ tịch Sacombank: 'Doanh nhân luôn phải có đam mê'

    Cựu chủ tịch Sacombank: 'Doanh nhân luôn phải có đam mê'

    02/07/2014 3:35 PM

    Trở lại thương trường sau một thời gian vắng bóng, ông Đặng Văn Thành vẫn giữ sự tự tin và lan tỏa cảm hứng cho người đối diện, đặc biệt khi nhắc đến lĩnh vực nông nghiệp mà ông đang toàn tâm thực hiện.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.