Trở lại thương trường sau một thời gian vắng bóng, ông Đặng Văn Thành vẫn giữ sự tự tin và lan tỏa cảm hứng cho người đối diện, đặc biệt khi nhắc đến lĩnh vực nông nghiệp mà ông đang toàn tâm thực hiện.

Riêng với ngân hàng, lĩnh vực từng làm nên tên tuổi của ông và thương hiệu Sacombank, ông chia sẻ với VnExpress.net sẽ quay lại khi thời điểm thuận lợi và bản thân thích thú.

- Suốt hơn một năm qua sau sự cố Sacombank, ông đã ở đâu và làm gì?

- Sau khi sự việc xảy ra, tôi xem đây như là dịp nghỉ ngơi và chiêm nghiệm lại những gì đã làm. Tôi cùng bà xã đi du lịch một số nước để lấy lại năng lượng bắt đầu cho một giai đoạn mới.

- Trở lại thương trường lúc này, vì sao ông không quay về với ngành tài chính ngân hàng mà quyết định gắn bó với mía đường?

- Quá trình phát triển của Thành Thành Công suốt gần 35 năm qua luôn được biết đến với lĩnh vực mía đường. Gia đình tôi khởi nghiệp từ đây và nay vẫn luôn gắn bó. Và trong suốt 20 năm trực tiếp tham gia lĩnh vực tài chính, tôi vẫn quan tâm ngành mía đường, cố vấn và sát cánh cùng sự phát triển của Thành Thành Công.

Hiện nay, đứng trước các cơ hội lớn nhưng thách thức cũng lớn như lộ trình thực hiện cam kết WTO, AFTA… làm sao để các công ty thành viên của Tập đoàn giữ vững năng lực cạnh tranh, tự tin trên sân nhà, tôi dồn toàn lực vào công tác quản trị với mong muốn đưa Tập đoàn có một bước tiến mới.

Ông Đặng Văn Thành tham gia sáng lập và gây dựng Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam, trước khi ông và gia đình phải rời bỏ vì biến cố trong kinh doanh.

- Ông có những ý tưởng gì để tin doanh nghiệp đường của mình sẽ phát triển lên tầm cao mới?

- Nguyên tắc của tôi trước giờ là khi bắt tay vào làm việc gì cũng phải có trách nhiệm cao nhất và toàn tâm toàn ý với nó. Ngay khi về Thành Thành Công, tôi đã trực tiếp chia sẻ, trao đổi với các cán bộ về quan điểm cũng như giải pháp: "Làm sao nông dân phải có lời, nhà máy đường có lãi và Việt Nam có thể xuất khẩu đường". Năng lực cạnh tranh phải đến từ việc giải quyết gốc rễ vấn đề của nền kinh tế thị trường, giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo. Có như vậy mới xóa tan đi được “nỗi ám ảnh” về đường Thái Lan - cường quốc láng giềng về đường với mức xuất khẩu trên 11 triệu tấn một năm.

Tôi xác định thách thức lớn nhất của ngành mía đường chính là vấn đề vùng nguyên liệu. Với vấn đề “đầu vào” này, chúng tôi hướng đến các chính sách đầu tư dài hạn và ổn định cho người nông dân, các bên cùng có lợi. Để chủ động tìm ra giống mía phù hợp, chúng tôi đã bắt tay vào thành lập Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng mía đường gần 2 năm nay và tập trung các giải pháp về nông nghiệp và kỹ thuật như kênh mương nội đồng, công trình dẫn thuỷ, tưới tiêu đồng bộ, cải tiến vận chuyển, nâng cao và đảm bảo hiệu suất thu hồi... Phải nói, công tác vận hành có ý nghĩa hết sức quan trọng, tôi đã phổ biến cho cán bộ ngành đường Thành Thành Công quan điểm “dù có cánh đồng bất tận, nhà máy hiện đại mà quản lý yếu kém cũng dẫn đến thất bại”.

Sau hàng loạt những biện pháp cải cách, chữ đường bình quân hiện nay của Thành Thành Công đã tăng hơn 1,5 CCS so với mùa vụ trước. Giá thành công xưởng đã giảm đáng kể xuống 11.000 đồng. Chúng tôi tự tin có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho cây mía Việt Nam, và hướng tới xuất khẩu.

Để gia tăng năng lực cạnh tranh, chúng tôi tận dụng và phát huy tối đa những sản phẩm sau đường, nổi trội nhất là đồng phát điện từ bã mía. Các nhà máy đường của Thành Thành Công hiện nay có tổng công suất nhiệt điện khoảng 100 Mw và tiếp tục phát triển, trong đó riêng Công ty Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh khoảng gần 30 Mw, góp phần cung ứng khoảng 46% lượng điện tiêu dùng của tỉnh Tây Ninh. Bên cạnh điện, Tập đoàn cũng đang xây dựng nhà máy cồn với công suất 24 triệu lít một năm.

- Điều gì thú vị ở ngành mía đường có thể lôi cuốn ông đến vậy?

- Nói thật lòng thì tôi đang rất say sưa với cây mía và ngành nông nghiệp. Tôi đã cùng với các cán bộ sát cánh trong từng công đoạn. Và một khi thực sự đã có niềm đam mê, bạn sẽ cảm thấy thú vị.

Ví dụ như về việc cơ giới hóa, bởi đặc điểm của vùng nguyên liệu mía Việt Nam là khó có khả năng tạo diện tích rộng lớn và liền mạch. Bên cạnh việc quy hoạch các cánh đồng mẫu lớn, thì với các diện tích còn lại, chúng tôi nghiên cứu và “may từng cái áo cho nông dân”: Diện tích nào, đặc điểm ra sao, công tác cơ giới hóa sẽ thực hiện sao cho tối ưu và hiệu quả nhất?

Chúng tôi cũng thường tham gia các chương trình khuyến nông, với những nơi mà canh tác lúa một vụ hay hai vụ chưa hiệu quả thì khuyến khích bà con chuyển sang trồng mía và đảm bảo với họ sẽ có lời. Khi làm được những việc như vậy, tôi thấy cuộc sống này rất có ý nghĩa.

- Gia đình ông từng được biết đến như là nơi hội tụ những doanh nhân giỏi (4 thành viên trong gia đình đều tham gia kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp). Sau biến cố vừa qua, nhiệt huyết kinh doanh của các thành viên thay đổi thế nào?

- Trong cuộc sống, bao giờ cũng phải có những sóng gió, thăng trầm. Đặc biệt với vai trò một doanh nhân khó tránh khỏi những biến cố như vậy. Nên tôi đã từng chia sẻ quan điểm “doanh nhân có tuổi thọ mà doanh nghiệp không có tuổi thọ”.

Tôi tâm niệm, nếu đã tâm huyết và nỗ lực, đã xây dựng được doanh nghiệp lớn mạnh thì khi rời xa doanh nghiệp cũng sẽ được kế thừa những điểm thuận lợi để tiếp tục phát triển, mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Làm được như thế, đó là các “chiến sĩ thời bình”.

- Dù rằng những điều vừa xảy ra sẽ giúp cho bản thân ông và gia đình tăng thêm sức mạnh cũng như sự bản lĩnh trên thương trường, nhưng có lúc nào ông cảm thấy loé lên sự nuối tiếc?

- Chắc chắn là có. Bởi, Sacombank từng được xem là tâm huyết lớn của tôi. Tôi và các cộng sự đã xây dựng chiến lược phát triển cho Ngân hàng đến năm 2020, nhưng chưa đi hết quãng đường này. Tôi cho rằng không chỉ cá nhân tôi mà kể cả ai ở vị trí của mình cũng đều phải tiếc nuối…

Tuy nhiên, như tôi trao đổi, tất cả đã lùi lại phía sau. Bạn có hình dung về khái niệm “đời doanh nhân” không, nếu đã xác định kinh doanh là sứ mệnh thì ở lĩnh vực và vai trò nào, doanh nhân cũng sẽ tìm kiếm cơ hội để gầy dựng và phát triển.

- Vậy để thực hiện tiếp những hoài bão còn dang dở, liệu ông có quyết định trở lại với lĩnh vực này?

- Hiện nay tôi thấy chưa phù hợp để tham gia vào thị trường tài chính. Đến một thời điểm mà tôi thấy mọi thứ đều thuận lợi và bản thân thích thú thì sẽ quay lại. Tôi luôn quan niệm rằng, đã là doanh nhân, khi có điều kiện và có thể đóng góp được gì cho đất nước, cho xã hội thì tôi sẵn sàng làm.

Xem thêm bài viết về: Ông Đặng Văn Thành
Lệ Chi (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • [Hồ sơ doanh nhân] Đặng Văn Thành và những bước thăng trầm với Thành Thành Công

    [Hồ sơ doanh nhân] Đặng Văn Thành và những bước thăng trầm với Thành Thành Công

    23/11/2020 8:35 AM

    CafeLand - Giống như tên gọi của nó, Thành Thành Công hiện nay đã là một tập đoàn vững mạnh. Tên tuổi của tập đoàn này gắn liền với ông Đặng Văn Thành, người từng tạo tiếng vang lớn khi thành lập cơ sở sản xuất cồn lớn nhất tại TP.HCM vào những năm 70 và cũng là người nổi danh một thời trong ngành ngân hàng.

  • Ông Đặng Văn Thành: 'Tôi có lỗi khi để mất Sacombank'

    Ông Đặng Văn Thành: 'Tôi có lỗi khi để mất Sacombank'

    02/10/2016 8:29 AM

    Sau 4 năm để vuột khỏi tầm tay đứa con Sacombank do mình khai sinh, cựu lãnh đạo nhà băng, ông Đặng Văn Thành trải lòng về sự chia ly này.

  • Nhà đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành lại gặp hạn?

    Nhà đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành lại gặp hạn?

    28/01/2015 4:41 PM

    Sau vận hạn năm 2012, cứ ngỡ sóng gió đã qua đi với gia đình đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành nhưng biến cố bất thường trong ngày 27/1 của cổ phiếu SCR và SBT khiến không ít người nghĩ tới vận hạn cũ.

  • Đặng Văn Thành, tĩnh tâm ngày tái xuất

    Đặng Văn Thành, tĩnh tâm ngày tái xuất

    10/07/2014 8:18 AM

    Gần hai năm lùi sâu và im lặng sau những biến cố bị đánh bật khỏi ngân hàng do mình dựng lên, có lúc đối mặt với những thông tin điều tra, bắt giam... trùm ngân hàng một thời Đặng Văn Thành đang có những tái xuất thương trường. Trong sự trở lại lần này, ông Thành vẫn giữ được tâm huyết và sự lịch lãm từng có nhưng trong một tâm thế và niềm đam mê khác.

  • Những người “tập làm”... nông dân!

    Những người “tập làm”... nông dân!

    05/07/2014 6:40 PM

    Vì sao các doanh nhân làm nông nghiệp? Liệu có diễn ra một trào lưu mới đầu tư vào nông nghiệp như đã từng có trào lưu chứng khoán - ngân hàng, bất động sản?

  • Cựu chủ tịch Sacombank: 'Doanh nhân luôn phải có đam mê'

    Cựu chủ tịch Sacombank: 'Doanh nhân luôn phải có đam mê'

    02/07/2014 3:35 PM

    Trở lại thương trường sau một thời gian vắng bóng, ông Đặng Văn Thành vẫn giữ sự tự tin và lan tỏa cảm hứng cho người đối diện, đặc biệt khi nhắc đến lĩnh vực nông nghiệp mà ông đang toàn tâm thực hiện.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.