Ngoài IQ, trí thông minh cảm xúc EQ rất quan trọng trong mọi hoàn cảnh công việc, cuộc sống giao tiếp thường ngày. Nếu muốn biết bạn có thông minh về tình cảm hay không, chỉ cần nhận biết bản thân có những dấu hiệu dưới đây hay không!
Trí thông minh cảm xúc (EQ) là cách bạn cảm nhận, thấu hiệu, thể hiện và quản lý cảm xúc của mình. Quan trọng là khi nhận biết được những khía cạnh này của bản thân thì sẽ điều khiển được hành vi xã hội và sức khỏe tinh thần sẽ tốt hơn.
1. Nghĩ về phản ứng của bản thân
Người có trí thông minh về cảm xúc có phản ứng tốt và xấu khác biệt khi phải đối mặt với từng hoàn cảnh khác nhau. Cảm xúc đó có thể chứa đựng những thông tin quan trọng, hữu ích cho hoạt động cá nhân và xã hội.
Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát cảm xúc và để nó áp đảo lý trí, hành động thì sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Người thiếu trí tuệ cảm xúc thường có thói quen phản ứng mà không cần thời gian suy nghĩ, cân nhắc về ưu nhược điểm của tình huống. Họ không thực sự thấu hiểu cũng như không thể quản lý được cảm xúc cá nhân.
Vì thế, họ có nhiều nguy cơ hơn phải đối mặt với những khó khăn trong cách xử lý tình huống xã hội. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến triệu chứng trầm cảm. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh, người mắc chứng trầm cảm cũng đa phần là những người có trí thông minh cảm xúc thấp.
2. Nhìn nhận tình huống giống như thách thức
Cần nhìn nhận những cảm xúc tiêu cực trong tâm trí và xem chúng như một thách thức phải vượt qua. Khi tập trung vào những điểm kiên trì và tích cực, bạn chính là người có trí thông minh cảm xúc cao.
Ví du như trong trường hợp bị mất việc làm, thay vì buồn chán và tuyệt vọng thì những người có EQ cao sẽ điều khiển tâm trạng trở thành hành động. Họ coi đó là một thách thức và suy nghĩ cách đối phó với vấn đề mất việc làm.
3. Khả năng thay đổi cảm xúc
Biến đổi cảm xúc là khả năng không phải ai cũng có. Ví dụ khi ở trạng thái lo lắng mức độ trung bình, người có EQ cao sẽ có khả năng tập trung cải thiện nhận thức trở thành động lực hành động. Thời điểm này được gọi là “những điểm ngọt” khi trạng thái tâm lý nằm ở mức giữa mức độ quá lo lắng và không lo lắng thì nó sẽ trở thành một công cụ hữu ích.
Đó cũng là lý do vì sao những người có EQ cao thường ít biểu hiện trạng thái cảm xúc lo lắng ra bên ngoài. Họ biết cách thay đổi cảm xúc phù hợp với từng tình huống.
4. Đặt mình vào vị trí người khác
Khi đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ, bạn sẽ thấu hiểu được cảm xúc của người khác và có những hành vi cư xử đúng đắn. Đừng bao giờ sống với quan điểm “người khác nghĩ gì không liên quan gì đến tôi”.
Đó là sai hoàn toàn. Trong từng khía cạnh cuộc sống đều có những vấn đề mà ta cần phải nhìn nhận từ 2 phía hoặc hơn để cảm nhận và đánh giá đúng hay sai.
Chẳng hạn như chuyện giáo dục con cái. Khi con cái mắc lỗi, bố mẹ xử phạt là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, cần phải nghe lời giải thích của con chứ không nên nhìn kết quả trước mắt để phát xét và "kết tội". Hãy thử đúng vào vị trí của con mình để hiểu được suy nghĩ, hành động của con trẻ.
Như câu nói của Kenneth M. Goode trong cuốn sách “Cách biến người thành vàng”: “Hãy dừng lại một phút để ngẫm xem bạn quan tâm đến việc của mình sâu sắc đến mức nào và thờ ơ với mọi sự trong cuộc sống ra sao. Lúc đó bạn sẽ hiểu rằng mọi người cũng đều như thế! Đó cũng là lúc bạn nắm bắt được nền tảng duy nhất và chắc chắn nhất cho những mối quan hệ xã hội, muốn thành công phải hiểu được quan điểm của người khác”.
Để dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp hoặc cuộc sống giao tiếp xã hội hài hòa thì việc quản lý và biểu hiện cảm xúc là điều vô cùng quan trọng. Nếu nhận thấy bản thân không có cả 4 dấu hiệu trên thì đừng lo sợ. Bởi vì dù khả năng EQ phần lớn là do thiên bẩm nhưng cũng có thể cải thiện bằng cách rèn luyện trong lối xử hàng ngày, từ những việc nhỏ nhất.
Nguyễn Nguyễn (Trí thức trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.