Liệu Hibernate (chế độ ngủ đông) có tác động tiêu cực đến PC so với tắt máy đúng cách? Tần suất người dùng có thể sử dụng tùy chọn Hibernate?

Chế độ Hibernate có hại cho PC của bạn không?

Để trả lời những câu hỏi này, người dùng cần hiểu về cách thức Hibernate hoạt động, liệu có ảnh hưởng đối với hiệu suất và có gây hại cho PC của bạn về lâu dài hay không.

Chế độ Hibernate hoạt động như thế nào?

Hibernate là chế độ năng lượng trong laptop hoặc notebook (không có trên PC). Chế độ này được thiết kế để tiết kiệm năng lượng bằng cách lưu bất kỳ nội dung mở nào vào bộ nhớ. Đây là kỹ thuật được biết với cái tên bộ nhớ điện tĩnh, vì không dễ bị mất dữ liệu.

Chức năng của chế độ Hibernate hoạt động tương tự như Shutdown/Restart vì laptop không yêu cầu nguồn điện liên tục để khôi phục dữ liệu. Giống như một con gấu ngủ đông, chế độ này đảm bảo tài nguyên của máy tính không bị ảnh hưởng từ những tình huống không thể đoán trước. Sau khi mở lại, thiết bị ở trạng thái chính xác như trước khi ngủ đông.

Chế độ Hibernate có thể được hiểu ngược lại với Sleep. Ở chế độ Sleep, laptop ngay lập tức chuyển dữ liệu sang RAM và bật chế độ năng lượng thấp. Vì RAM là một hệ thống bộ nhớ biến động, nên có thể ngay lập tức cấp dữ liệu cho laptop hoặc notebook mà không có độ trễ. Nhược điểm là khi trong Sleep, thiết bị sẽ tiếp tục tiêu thụ năng lượng.

Mặt khác, máy tính trong trạng thái Hibernate cần nhiều thời gian để khởi động vì phải lấy dữ liệu từ ổ cứng (thay vì RAM) và sau đó ghi các giá trị này vào RAM, khiến toàn bộ quá trình tốn nhiều thời gian hơn.

Kích hoạt chế độ Hibernate trên PC hoặc laptop của bạn

Chế độ Hibernate được hỗ trợ trong tất cả các phiên bản Windows. Trong Windows 10, có thể dễ dàng truy cập từ menu Start, sau đó là Setting -> System -> Power & sleep -> Additional power settings.

Chế độ Hibernate được hỗ trợ trong tất cả các phiên bản Windows. Trong Windows 10, có thể dễ dàng truy cập từ menu Start, sau đó là Setting -> System -> Power & sleep -> Additional power settings.

Bạn có thể thay đổi thời gian ngủ đông trong Advanced settings theo đường dẫn Sleep -> Hibernate after với pin có chế độ mặc định là 180 phút và 720 phút khi cắm sạc. Chế độ hybrid sleep cũng có thể được truy cập từ menu này.

Bạn có thể thay đổi thời gian ngủ đông trong Advanced settings theo đường dẫn Sleep -> Hibernate after với pin có chế độ mặc định là 180 phút và 720 phút khi cắm sạc. Chế độ hybrid sleep cũng có thể được truy cập từ menu này.

Menu Mac Apple chỉ có hai tùy chọn: Sleep và Shutdown. Hibernate giống như tùy chọn Deep Sleep có thể truy cập từ cài đặt pmset trong Mac Terminal.

Menu Mac Apple chỉ có hai tùy chọn: Sleep và Shutdown. Hibernate giống như tùy chọn Deep Sleep có thể truy cập từ cài đặt pmset trong Mac Terminal.

Ubuntu không được bật Hibernate làm mặc định. Tuy nhiên, có thể kiểm tra hỗ trợ cho tính năng này bằng cách sử dụng lệnh pm-hibernate trong terminal và khi gần hết pin. Ubuntu cũng có một tùy chọn Hybrid suspend tương tự như Hybrid sleep trong Windows.

Tác động của Chế độ Hibernate đến hiệu suất và hệ thống

Mặc dù có khả năng tiết kiệm năng lượng, chế độ Hibernate trước đây được cho là gây hại đối với hiệu suất ổ cứng theo thời gian. Nhưng bây giờ bạn có thể sử dụng chế độ này nhiều hơn mà không lo về các tác động tiêu cực.

Nhưng chế độ này có hại cho PC không? Câu trả lời phụ thuộc vào ổ cứng mà bạn đang dùng. Với HDD, về cơ bản tất cả các hoạt động của PC được đóng băng và lưu trữ trạng thái này một cách an toàn trên ổ cứng trong một tệp ngủ đông có tên hiberfil.sys nằm ở Windows system.

Tác động của Chế độ Hibernate đến hiệu suất và hệ thống

Trong HDD, kích thước hiberfil.sys có thể gần bằng với RAM, vì có nhiều dung lượng phải được sao chép vào đĩa cứng cho các tệp đang mở (75% RAM được phân bổ). Tùy thuộc vào số lượng ứng dụng đang chạy, thiết bị càng có nhiều RAM (16GB), càng nhiều dữ liệu sẽ được tự động sao chép vào đĩa cứng.

Tuy nhiên, lợi ích là tiêu thụ ít năng lượng của laptop. Quyết định ngủ đông trong HDD là sự đánh đổi giữa bảo tồn năng lượng và hiệu suất ổ cứng giảm theo thời gian.

Đối với những người dùng ổ cứng SSD, chế độ Hibernate ít gây ra tác động tiêu cực hơn vì không có bộ phận chuyển động như ổ cứng truyền thống HDD. Do đó, SSD có tuổi thọ cao, ổ cứng của bạn cũng không trải qua sự hao mòn thường gặp như HDD.

Đối với những người dùng ổ cứng SSD, chế độ Hibernate ít gây ra tác động tiêu cực hơn vì không có bộ phận chuyển động như ổ cứng truyền thống HDD. Do đó, SSD có tuổi thọ cao, ổ cứng của bạn cũng không trải qua sự hao mòn thường gặp như HDD.

Nên dùng chế độ Hibernate như thế nào?

Chế độ Hibernate có tác động tới SSD ít hơn so với HDD.Tuy nhiên, những ổ cứng HDD hiện đại ngày này đủ mạnh để giảm thiểu những ảnh hưởng đến từ chế độ này. Sẽ không có thay đổi về hiệu suất rõ rệt nếu bạn làm điều đó khoảng một lần một tuần. Với HDD, bạn chỉ nên sử dụng chế độ Hibernate tùy theo nhu cầu. Ví dụ, khi bạn rời khỏi máy tính của mình từ 12 đến 24 giờ và phải tiếp tục mọi thứ mà không cần tắt máy hoặc khởi động lại. Vào những thời điểm khác, tốt hơn hết là bạn nên tắt máy hoàn toàn và đúng cách.

Với SSD, bạn có thể thoải mái hơn vì loại ổ cứng này chỉ ghi trạng thái cuối cùng và tắt nguồn một cách trơn tru. Sẽ không mất nhiều thời gian để vào chế độ Hibernate và cả khi kích hoạt trở lại. Để truy cập nhanh vào Hibernate, bạn có thể thêm tùy chọn Hibernate vào menu Start. Mặt khác, nếu không sử dụng, bạn có thể vô hiệu hóa để tiết kiệm bộ nhớ.

Trần Kiên (VNNG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.