Khi IPO của Facebook chính thức lên sàn thì không phải cái tên Zuckerberg hay Sandberg được nhắc đến nhiều nhất mà là cái tên Ebersman gây được sự chú ý hơn cả
Sau 3 tháng kể từ lần đầu tiên cổ phiểu của Facebook lên sàn, giá trị thị trường của tập đoàn này đã giảm xuống hơn 50 triệu USD chỉ trong vòng 90 ngày. Báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực cho vụ “rớt giá” thê thảm của cổ phiếu Facebook cùng với việc các nhà đầu tư, các chuyên gia lên tiếng chỉ trích các nhà bảo lãnh phát hành cổ phiếu, đặc biệt là Morgan Stanley, sàn Nasdag..
Trước khi vụ việc này diễn ra, ông Ebersman ít khi được nhắc đến nhưng lại là một trong những cái tên đình đám ở thung lũng Silicon. Nếu có một cá nhân nào đó phải chịu trách nhiệm cho thảm họa này của Facebook thì không thể là ai khác ngoài Ebersman. Ông Ebersman đã chốt giá phát hành cổ phiếu đang tăng cao ở mức 38 USD khi mà trước đó tập đoàn này đã lên kế hoạch để giá cổ phiếu dao động ở mức 28 $ - 35$. Chính Ebersman đã tạo nên cơn sốt trên thị trường khi phát hành số cổ phiếu nhiều hơn 25% so với dự kiến. Và kể từ thời điểm đó, với vai trò là nhân vật chủ chốt đối với các nhà đầu tư, ông ta lại không có nhiều động thái nào khác để nâng giá trị cổ phần của tập đoàn vào thời điểm sớm hơn.
Cổ phần của Facebook giảm sút không chỉ là mối lo ngại cho các nhà đầu tư mà còn đặt ra câu hỏi sâu xa hơn cho tập đoàn này là làm thế nào để quản lý và thu hút các kỹ sư tài năng vốn là mạch máu của bất kì tập đoàn công nghệ nào. Người đại diện của Facebook Scharge đã từ chối bình luận và không muốn cái tên Ebersman gây ồn ào thêm nữa.
Theo các nhà phân tích, trên thực tế, ông Ebersman đã mắc sai lầm trong việc đánh giá nhu cầu cổ phiếu của Facebook và đã theo lời khuyên không mấy “sáng suốt” của các nhà bảo lãnh phát hành cổ phiếu – là phía luôn muốn bán cổ phiếu ở mức cao nhất và nhiều nhất có thể. JP Morgan Chase thì tư vấn rằng giá cổ phiếu vẫn có thể chào bán ở mức cao hơn nữa, trong khi đó Goldman Sachs lại cho lời khuyên ngược lại là nên để mức cổ phiếu giảm đi một chút. Tuy nhiên, khi Ebersman ra quyết định cuối cùng của mình thì các tổ chức này lại nhanh chóng “nhảy sàn”.
Để xác định giá cổ phiếu là điều không hề đơn giản. Sau khi công ty ra mắt cổ phiếu với các nhà đầu tư, họ sẽ phải xác định lượng cổ phiếu mà họ muốn mua. Thông thường các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lượng cổ phiếu nhiều hơn mức mà họ được nhận, có thể là gấp đôi. Nhưng trong trường hợp của Facebook, các nhà đầu tư với nhu cầu cổ phiếu khổng lồ đã đề nghị lượng cổ phiếu cao hơn gấp 3-4 lần so với mức cổ phiếu mà họ mong nhận được. Các nhà bảo lãnh phát hành và cả bản thân ông Ebersman đã không dự đoán được điều gì sắp diễn ra và hoàn toàn tin tưởng vào vị thế của họ, do đó đã tiếp nhận tất cả các yêu cầu của các nhà đầu tư, củng cố thêm niềm tin cho họ để đẩy cổ phiếu lên mức giá cao nhất có thể và phát hành nhiều cổ phiếu hơn nữa. Những cộng sự thân cận của ông Ebersman cho biết Ebersman quyết định phát hành thêm cổ phiếu bổ sung với mục đích là bình ổn giá cổ phiếu vào mùa thu năm nay – là thời điểm việc kinh doanh cổ phiểu của nhân viên kết thúc. Nhưng đây lại được coi là một tính toán sai lầm nữa của ông Ebersman. Và tiếp sau đó lại một đợt phát hành cổ phiếu khác từ phía Linkedin khiến Ebersman và các nhà bảo lãnh lao đao. Cổ phiếu của tập đoàn này đã tăng lên 110% trong ngày giao dịch đầu tiên. Điều này nghe qua có vẻ khả quan nhưng chính xác thì đây lại là một sự định giá cổ phiếu hoàn toàn sai lệch của Linkedin, mang đến cơ hội béo bở cho các nhà đầu cơ với một món hời lên đến gần 350 triệu USD.
Cả hai vụ chào bán cổ phiếu của Facebook và Linkedin đều bị coi là thất bại thảm hại, và là những ví dụ điển hình cho những giao dịch có xu hướng đi ngược lại dự đoán chung. Tuy nhiên sau tất cả những điều này, chúng ta vẫn không thể kết luận Ebersman là một nhân viên “ấu trĩ” hay không đủ năng lực. Tốt nghiệp từ trường Brown và đã từng là giám đốc tài chính của Genentech khi mới 34 tuổi, Ebersman thực sự là một tài năng và đã được bà Sandberg tuyển dụng vào Facebook – một cuộc tuyển dụng được coi là hoàn toàn táo bạo vào thời điểm đó.
Sau khi khép lại phiên giao dịch đầy u ám trong ngày đầu tiên của Facebook mà phần lớn trách nhiệm dẫn đến kết quả này thuộc về Ebersman, ông ta đã lên kế hoạch để lấy lại lòng tin với các cổ đông. Theo Richard Peterson tại Capital IQ, 67% các tập đoàn công nghệ có giá cổ phiếu sụt giảm trong vòng 90 ngày, sau một năm vẫn có thể có nguy cơ sụt giảm nữa. Và vì thế ông Ebersman vẫn phải chịu thêm nhiều áp lực cho tới khi số cổ phần của Facebook trở nên khả quan hơn.
-
Chân dung kẻ “tội đồ” của Facebook
11/09/2012 8:26 AMÔng David Ebersman, 42 tuổi, là giám đốc tài chính của mạng xã hội Facebook. Ông không nổi tiếng như Mark Zuckerberg – ngươì sáng lập ra Facebook hay bà Sheryl Sandberg, giám đốc kinh doanh của tập đoàn, nhưng khi đợt phát hành trái phiếu lần đầu tiên của Facebook chính thức lên sàn thì không phải cái tên Zuckerberg hay Sandberg được nhắc đến nhiều nhất mà là cái tên Ebersman gây được sự chú ý hơn cả.