Ảnh: Nikkei
Ở sông Tonle Sap ở thủ đô Phnom Penh ở Campuchia, người ta có thể thấy 2 cây cầu hữu nghị. Một cây cầu được gọi tên cầu hữu nghị Campuchia – Nhật, cây cầu còn lại là cầu hữu nghị Campuchia – Trung Quốc.
Theo báo Nikkei, hai cây cầu nằm gần như cạnh nhau, nó có thể coi như sự cạnh tranh về tầm ảnh hưởng giữa Nhật và Trung Quốc tại Campuchia và gần như khắp khu vực sông Mekong nơi mà hai nước hiện đang giữ vai trò nhà tài trợ cũng như nhà đầu tư lớn nhất.
Cầu hữu nghị Campuchia – Nhật được xây dựng vào đầu thập niên 1960 khi mà Campuchia mới bắt đầu quãng thời gian tăng trưởng kinh tế cao hậu chiến tranh.
Gần đây sau 2 năm tu sửa, cầu được mở cửa trở lại. Cầu hữu nghị Campuchia – Trung Quốc mới hơn, cũng giống như khoảng 3 nghìn kilomet đường và rất nhiều cây cầu khác mà Trung Quốc đã xây dựng mới tại Campuchia trong thập kỷ qua.
Thủ đô Phnompenh hiện có rất nhiều tượng đài tưởng niệm cho tình hữu nghị giữa Trung Quốc với Campuchia và Nhật với Campuchia.
Ở thành phố biển Sihanoukville, nơi tập trung vô vàn sòng bạc và nhiều công trình phát triển khác của người Trung Quốc, có một cảng nước sâu duy nhất của Campuchia – sản phẩm của kế hoạch phát triển kéo dài suốt 2 thập kỷ của người Nhật. Khu vực này tập trung 2 vùng công nghiệp lớn, một vùng nhận vốn Trung Quốc, một vùng nhận vốn Nhật.
Có lẽ dự án gây tranh cãi nhất đang hình thành nằm ở gần tỉnh Koh Kong nơi công ty xây dựng Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng cảng nước sâu và một khu vực sân bay lớn mà nhiều chính trị gia, trong đó có Phó Thủ tướng Mỹ Mike Pence, từng kỳ vọng nơi này có thể trở thành một phần của căn cứ quân sự trong tương lai. Tuy nhiên sau đó chính phủ Hun Sen đã bác bỏ tin này.
Một quan chức chính phủ Nhật đã loại bỏ ý tưởng rằng Nhật đang đối đầu với Trung Quốc để giành tầm ảnh hưởng tại Campuchia, ông này khẳng định quan điểm rằng hoạt động đầu tư đến từ rất nhiều những tính toán về phát triển và an ninh: “Chúng tôi không muốn cạnh tranh khi mà Trung Quốc quá lớn”.
Thế nhưng những gì người ta có thể được chứng kiến ở Campuchia chính là hàng loạt những dự án mới khi mà Campuchia đón nhận làn sóng đầu tư và cạnh tranh tăng dần để giành ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á.
Campuchia và một số nước khác ở khu vực Đông Nam Á đang nổi lên trong vai trò trận chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và một số nước đối thủ.
Sáng kiến Vành đai & Con đường mà Trung Quốc khởi xướng ra vào năm 2013 đã kéo Mỹ và nhiều nước đồng minh khác trong đó bao gồm Nhật, Ấn Độ và Australia vào cuộc đua, buộc họ phải đưa ra nhiều chương trình phát triển hạ tầng và an ninh của riêng.
-
Đông Nam Á dựng rào chống biến chủng Omicron như thế nào?
05/12/2021 4:25 PMĐể ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Omicron, các quốc gia Đông Nam Á đã thắt chặt hạn chế đi lại đối với nhiều nước châu Phi, đồng thời kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh.
-
Người dân Đông Nam Á chi tiêu khoảng 9 triệu đồng mỗi năm cho mua sắm trực tuyến
18/09/2021 3:20 PMTheo báo cáo từ Facebook và Bain & Company, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đã có thêm 70 triệu khách hàng kể từ khi đại dịch bắt đầu và mức chi tiêu mua sắm ngày càng tăng.
-
Nếu Vinfast IPO thành công, ông Phạm Nhật Vượng sẽ là người giàu nhất Đông Nam Á
20/05/2021 11:06 AMTheo Bloomberg, Tập đoàn Vingroup đang cân nhắc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ đối với công ty thành viên VinFast - thương vụ dự kiến sẽ huy động 2 tỷ USD.
-
WeWork bổ nhiệm tổng giám đốc mới ở Đông Nam Á
10/05/2021 4:31 PMÔng Balder Tol vừa được bổ nhiệm làm tổng giám đốc WeWork tại khu vực Đông Nam Á và Australia.
-
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng sẽ giàu nhất Đông Nam Á?
28/04/2021 10:35 AMThị trường chứng khoán liên tục lập đỉnh mới, đưa giá nhiều cổ phiếu đi lên khiến tài sản các tỉ phú Việt cũng tăng thêm nhiều tỉ USD.
-
15 công việc tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong năm 2021
01/02/2021 7:30 AMCafeLand - Theo một báo cáo mới của Linkedln được công bố ngày 12/01, các công việc trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và dịch vụ kỹ thuật số sẽ nằm trong nhóm phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2021.