Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội Nguyễn Văn Phúc cho rằng, việc bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp (DN) phải sử dụng con dấu là động thái cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, "cởi trói" cho DN

Bên hành lang Quốc hội sáng 10/11, ông Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội đã chia sẻ với báo chí xoay quanh chuyện sẽ bỏ con dấu DN quy định tại dự thảo Luật DN (sửa đổi). Theo ông, nhiều nước phát triển đã loại bỏ con dấu vì dễ dàng bị làm giả và không an toàn.

Thưa ông, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp (DN) phải sử dụng con dấu trong một số trường hợp. Ông đánh giá như thế nào về thay đổi này?

Con dấu từng là một phần không thể tách rời của các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty khi không có các hình thức khác được chấp nhận rộng rãi để xác giá trị thực của văn bản. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, các lập luận ủng hộ việc sử dụng con dấu công ty đã không còn phù hợp nữa.

Việc dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bỏ quy định bắt buộc DN phải sử dụng con dấu là tín hiệu mừng cho thấy đã có sự tiến bộ vượt bậc về mặt tư duy cải cách tại Việt Nam.

Tôi cho rằng việc không cần, không bắt buộc DN phải sử dụng con dấu nhằm giảm bớt thủ tục phiền hà cho DN. Tuy nhiên, có ý kiến phải tính đến điều kiện của Việt Nam nên trong dự án Luật sửa đổi quy định, nếu sử dụng con dấu DN được quyền quyết định hình thức, nội dung của con dấu và trách nhiệm của DN là phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu sau này xảy ra trường hợp con dấu giả thì sẽ căn cứ vào đăng ký này để điều tra. Lúc đó mẫu con dấu này sẽ được công khai.

Vậy trong trường hợp nào DN sẽ không phải sử dụng con dấu thưa ông?

Dự thảo Luật quy định rất linh hoạt việc DN sử dụng con dấu hay không. Nếu trong giao dịch đối tác không yêu cầu sử dụng con dấu, thay vào đó chỉ cần chữ ký của người lãnh đạo thì DN không cần sử dụng con dấu. Nhưng trong một vài trường hợp cụ thể Chính phủ quy định cần xác nhận tính xác thực của DN, thì phải ký và sử dụng con dấu. Ví dụ: cơ quan Nhà nước đến DN và yêu cầu cung cấp thông tin về nhân sự nào đó chẳng hạn, thì có thể sẽ phải sử dụng con dấu. Và những trường hợp này thì Chính phủ quy định.

Việc bỏ dùng con dấu đã được các nước trên thế giới bỏ từ lâu, do có thể bị làm giả một cách dễ dàng. Tôi cho rằng, phải cải cách mạnh mẽ về con dấu, vì thực tế vừa qua con dấu gây phiền hà cho DN và tốn phí.

Theo ông thì khi nào nên áp dụng quy định bỏ con dấu cho DN?

Như tôi đã nói đây là động thái “cởi trói” thủ tục hành chính mạnh mẽ cho DN nên phải áp dụng ngay khi có điều kiện, càng sớm càng tốt.

Khi chúng tôi làm việc với các tổ chức quốc tế như Công ty Tài chính quốc tế (IFC) thì họ đều cho rằng, nếu Việt Nam cải cách được thủ tục liên quan tới con dấu thì sẽ nâng được vị trí xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Dự án Luật đưa ra giải pháp tương đối phù hợp với điều kiện, có quy định những trường hợp DN ko phải sử dụng con dấu như khi đối tác ký HĐ không yêu cầu sử dụng con dấu. Dự án Luật cũng quy định DN có nhiều con dấu.

Nhưng cũng có lo ngại, nếu không dùng con dấu thì sẽ nảy sinh những hệ lụy cho hoạt động của DN?

Trong vấn đề gì, lĩnh vực nào cũng có trường hợp lạm dụng giả mạo chứ không chỉ có con dấu. Do đó phải quản lý bằng cách khác. Ví dụ, DN phải thông báo hoặc đăng ký mẫu và công khai mẫu con dấu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tới khi có phát sinh hệ lụy thì có thể căn cứ vào đó xác minh.

Đối với chức năng quản lý của các bộ ngành liên quan thì trong những lần trao đổi, làm việc với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rất ủng hộ cải cách mạnh mẽ này.

Còn về phía Bộ Công an thì lâu nay cũng có trách nhiệm quản lý con dấu của DN, nhưng theo quan điểm tới đây cải cách thủ tục hành chính thì tôi cho rằng cần phân loại rõ ràng việc quản lý con dấu. Đơn cử, Bộ công an chỉ nên quản lý con dấu của cơ quan Nhà nước và tổ chức; còn con dấu của DN thì không nhất thiết. Do cơ quan này có nhiều biện pháp nghiệp vụ chống lại gian lận con dấu, nên không nhất thiết phải nắm quyền quản lý con dấu của DN.

Nguyễn Hoài (Infonet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

    04/11/2015 4:16 PM

    CafeLand - Nghị định 96/2015/NĐ-CP (“Nghị định 96”) Chính phủ ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp liên quan đến con dấu doanh nghiệp, sở hữu chéo trong doanh nghiệp,…

  • Con dấu doanh nghiệp: “Sửa” hay bỏ hẳn?

    Con dấu doanh nghiệp: “Sửa” hay bỏ hẳn?

    11/05/2015 1:33 PM

    Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có hiệu lực từ tháng 7-2015 đã cải cách rất lớn, cho phép doanh nghiệp được quyết số lượng, hình thức, nội dung con dấu thay vì phải do cơ quan nhà nước quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến đề xuất bỏ hẳn con dấu để tránh phiền hà

  • Luật Doanh Nghiệp 2014: Những Thay Đổi Quan Trọng

    Luật Doanh Nghiệp 2014: Những Thay Đổi Quan Trọng

    18/03/2015 3:16 PM

    CafeLand - Luật Doanh nghiệp 2014 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 hiện hành, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, quy định rất nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, các quy định mới về con dấu và người đại diện theo pháp luật là 2 điểm nổi bật mà các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự kiến thành lập cần lưu ý.

  • Chưa bỏ được con dấu doanh nghiệp

    Chưa bỏ được con dấu doanh nghiệp

    28/11/2014 10:13 AM

    Theo luật Doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu và chỉ phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.

  • Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định việc sử dụng con dấu

    Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định việc sử dụng con dấu

    27/11/2014 11:38 AM

    Doanh nghiệp có quyền tự chủ quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu.

  • Các Tổng công ty kêu trời vì phải nằm dưới nách… các Bộ

    Các Tổng công ty kêu trời vì phải nằm dưới nách… các Bộ

    11/11/2014 10:28 AM

    DN phải “bẩm” từ ông chuyên viên, chuyên viên "bẩm" lên trưởng phòng, tới Vụ trưởng, tới Thứ trưởng phụ trách rồi mới tới Bộ trưởng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.