Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có hiệu lực từ tháng 7-2015 đã cải cách rất lớn, cho phép doanh nghiệp được quyết số lượng, hình thức, nội dung con dấu thay vì phải do cơ quan nhà nước quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến đề xuất bỏ hẳn con dấu để tránh phiền hà

Nguồn gốc con dấu doanh nghiệp (DN) xuất phát từ châu Âu vào thế kỷ thứ XVIII, sau đó được sử dụng rất phổ biến ở nhiều quốc gia như một dấu hiệu thể hiện niềm tin của những người giao dịch, phân biệt người này với người khác, công ty này với công ty khác. Hiện trên thế giới chỉ còn khoảng 38 nền kinh tế, quốc gia sử dụng con dấu, trong đó có Việt Nam.

Cải cách từng bước

Tại Việt Nam, con dấu DN lúc đầu được sử dụng như một công cụ quản lý nhà nước. Sau đó, nhận thấy việc sử dụng con dấu gây rất nhiều rắc rối cho DN nên Luật DN 2005 đã điều chỉnh, quy định con dấu là tài sản công ty với những thay đổi quan trọng như công ty tự quyết định hình thức cũng như số lượng con dấu. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi luật đã không chuyển tải được ý nghĩa này vào thực tế. Con dấu vẫn được coi như công cụ quản lý nhà nước, gây rất nhiều phiền hà và tốn kém cho DN. Vấn đề này từng được dư luận, báo chí phản ánh rất nhiều với những trường hợp dở khóc dở cười của DN vì con dấu.

Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới - Doing Business cũng đề cập đến đặc thù môi trường kinh doanh Việt Nam có 2 thủ tục: xin phép khắc dấu và khắc dấu, khiến thủ tục khởi sự DN tốn thêm nhiều ngày, ảnh hưởng đến thứ hạng của môi trường kinh doanh Việt Nam. Từ thực tế này, yêu cầu bỏ con dấu theo thông lệ quốc tế đã được đặt ra.

Doanh nghiệp vẫn phải đóng dấu trên nhiều sổ sách, chứng từ khi làm việc với cơ quan nhà nước Ảnh: TẤN THẠNH

Tháng 7-2014, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) về đơn giản hóa thủ tục đăng ký DN, cải thiện môi trường kinh doanh. Bộ KH-ĐT đã nêu những rắc rối trong vấn đề con dấu DN, đồng thời kiến nghị bỏ con dấu. Đại diện Bộ Công an cũng đồng tình với đề xuất này. Tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ kết luận cần xem xét bỏ con dấu, sau đó Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng yêu cầu phải cải cách môi trường kinh doanh và xem xét bỏ con dấu. Trên cơ sở đó, Ban Soạn thảo Luật DN đã tổ chức tham vấn, mời các tổ chức quốc tế vào trình bày kinh nghiệm quốc tế về con dấu cũng như lấy ý kiến của giới luật sư và cộng đồng DN trong nước về việc bỏ con dấu.

Doanh nghiệp chưa muốn bỏ

Các tổ chức quốc tế đều khuyến nghị Việt Nam nên bỏ con dấu nhưng ý kiến của DN trong nước lại khá khác nhau. Một số cho rằng nên bỏ con dấu còn đa số ý kiến lại đề xuất không bỏ nhưng phải thay đổi, cụ thể là được quyền quyết định làm bao nhiêu con dấu và sử dụng như thế nào.

Có 3 lý do để đa số ý kiến ủng hộ phương án này. Một là chữ ký số, chữ ký điện tử hiện chưa phổ biến ở Việt Nam, muốn sử dụng cũng tốn kém, chưa quen và đặc biệt khó khăn với DN nhỏ và vừa. Hai là trong thực tế, việc sử dụng con dấu rất phổ biến, đặc biệt là trong quan hệ giữa DN với cơ quan nhà nước yêu cầu tất cả văn bản hồ sơ đều phải có con dấu mới có hiệu lực. Nếu bỏ con dấu DN thì phải thay đổi lại các quy định này. Ba là giữa DN với nhau cũng không chỉ có chữ ký là đủ, nhiều trường hợp cần có con dấu, đặc biệt là giao dịch trong nước.

Với những lập luận như trên, ban soạn thảo nhận thấy cần thiết phải tạo thuận lợi cho DN để con dấu đích thực là tài sản của DN. DN được quyết định về hình thức, nội dung, số lượng, cách thức sử dụng con dấu. Con dấu là dấu hiệu của DN chứ không phải công cụ quản lý nhà nước, càng không phải công cụ pháp lý. Để giải quyết được những vướng mắc nảy sinh từ con dấu DN nhưng vẫn không gây đảo lộn trong những quy định hiện hành về yêu cầu phải có con dấu cũng như không thay được thói quen, tập quán, văn hóa muốn nhìn thấy dấu đỏ, Bộ KH-ĐT đã kiến nghị sửa đổi các quy định về con dấu DN. Kiến nghị này đã được Quốc hội thông qua.

Với quy định mới, DN giảm được rủi ro, chi phí trong thủ tục khởi sự DN và dễ dàng, thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh. Doing Business cũng đánh giá việc bỏ thủ tục khắc dấu đã giúp DN Việt Nam giảm được ít nhất 3 ngày làm thủ tục khởi sự DN. Thứ hạng của Việt Nam vì thế cũng tăng lên.

Tất nhiên, vẫn còn một bước tiến nữa là bỏ hẳn con dấu. Có những cái muốn cải cách nhanh hơn cũng không được, phải có bước đi phù hợp. Kiến nghị bỏ con dấu như lúc đầu không thể tác động tốt hơn. Nếu tốt hơn, ban soạn thảo đã chọn để kiến nghị.

TS Nguyễn Đình Cung (Người lao động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

    04/11/2015 4:16 PM

    CafeLand - Nghị định 96/2015/NĐ-CP (“Nghị định 96”) Chính phủ ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp liên quan đến con dấu doanh nghiệp, sở hữu chéo trong doanh nghiệp,…

  • Con dấu doanh nghiệp: “Sửa” hay bỏ hẳn?

    Con dấu doanh nghiệp: “Sửa” hay bỏ hẳn?

    11/05/2015 1:33 PM

    Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có hiệu lực từ tháng 7-2015 đã cải cách rất lớn, cho phép doanh nghiệp được quyết số lượng, hình thức, nội dung con dấu thay vì phải do cơ quan nhà nước quy định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến đề xuất bỏ hẳn con dấu để tránh phiền hà

  • Luật Doanh Nghiệp 2014: Những Thay Đổi Quan Trọng

    Luật Doanh Nghiệp 2014: Những Thay Đổi Quan Trọng

    18/03/2015 3:16 PM

    CafeLand - Luật Doanh nghiệp 2014 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 hiện hành, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, quy định rất nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, các quy định mới về con dấu và người đại diện theo pháp luật là 2 điểm nổi bật mà các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự kiến thành lập cần lưu ý.

  • Chưa bỏ được con dấu doanh nghiệp

    Chưa bỏ được con dấu doanh nghiệp

    28/11/2014 10:13 AM

    Theo luật Doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu và chỉ phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.

  • Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định việc sử dụng con dấu

    Doanh nghiệp có toàn quyền quyết định việc sử dụng con dấu

    27/11/2014 11:38 AM

    Doanh nghiệp có quyền tự chủ quyết định về hình thức, nội dung và việc quản lý, sử dụng con dấu.

  • Các Tổng công ty kêu trời vì phải nằm dưới nách… các Bộ

    Các Tổng công ty kêu trời vì phải nằm dưới nách… các Bộ

    11/11/2014 10:28 AM

    DN phải “bẩm” từ ông chuyên viên, chuyên viên "bẩm" lên trưởng phòng, tới Vụ trưởng, tới Thứ trưởng phụ trách rồi mới tới Bộ trưởng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.