CafeLand - Benjamin Graham được biết đến là “cha đẻ của đầu tư giá trị”. Ông là bậc thầy của những huyền thoại về đầu tư giá trị như Walter Schloss, John Templeton và Warren Buffett.

Người khai sinh ra trường phái đầu tư giá trị - Benjamin Graham

Sự ra đời khái niệm đầu tư giá trị

Sau khi gần như kiệt quệ vì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, Benjamin Graham quyết định thay đổi phương pháp đầu tư. Graham đã viết hai cuốn sách về phương pháp đầu tư giá trị. Cuốn “Phân tích chứng khoán” được viết vào năm 1934 sau cuộc đại suy thoái và hiện vẫn được xem là “thánh kinh” về đầu tư giá trị. Cuốn sách tiếp theo là “Nhà đầu tư thông minh” được xuất bản năm 1947.

Cuốn sách “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham xuất bản năm 1947

Ông khởi đầu bằng cách loại bỏ các khía cạnh hành vi của đầu tư vì ông tin đó là lý do hàng đầu khiến các nhà đầu tư hoạt động kém hiệu quả cũng như các chỉ số cổ phiếu đình trệ ví dụ như Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor (Standard & Poor's 500 Stock Index - S&P 500). Điều này cũng đặc biệt đúng trong quá trình lên xuống của thị trường khi mà tính tham lam và nỗi sợ hãi bức chế bước tiến của thị trường. Những nghiên cứu đương thời tập trung vào sự trở lại của các nhà đầu tư cá nhân minh chứng được điều này.

Các nhà đầu cơ giá lên thường có xu hướng đánh giá quá cao tiềm năng phát triển của các công ty, do đó, họ mua với mức giá cao hơn giá trị mà công ty đó vốn có. Điều đó dẫn tới những ảo tưởng về thị trường và cuối cùng dẫn tới phá giá. Các ví dụ hiện nay là công ty kinh doanh qua mạng và các công ty bất động sản.

Trong khi thị trường đầu cơ giá xuống thì các nhà đầu tư lại làm ngược lại. Họ thường đánh giá thấp tiềm năng phát triển của công ty và mất đi cơ hội phục hồi.

“Mr. Market”

Benjamin Graham đã tạo ra một nhân vật hư cấu là “Mr. Market” nhằm giúp mọi người hiểu phương pháp đầu tư vào thị trường. Graham cảnh báo các nhà đầu tư không nên để bị sa chân vào sự cám dỗ của “Mr. Market”. Nếu không đó sẽ là thảm họa đối với túi tiền của họ.

“Mr. Market” (tức là thị trường chứng khoán) được ví von là cộng sự kinh doanh của bạn. Hàng ngày, người này mang đến cho bạn một mức giá mà bạn có thể mua lợi ích từ ông ta hoặc bán cho ông ta cái bạn có. Bạn có thể chọn cách hoặc phớt lờ hoặc chấp nhận đề nghị của ông ấy. “Mr. Market” không bận tâm đến việc bị phớt lờ nhưng ông ta là người lưỡng cực. Khi công việc kinh doanh phát triển và con đường trước mắt có vẻ tươi sáng thì “Mr. Market” sẽ trở nên phấn khích. Trong thời gian này, ông ta có nhu cầu giá cao đối với các hoạt động kinh doanh của mình vì ông ta sợ tuột mất lợi nhuận trong tương lai. Ngược lại, khi việc buôn bán đi xuống và “Mr. Market” không thấy gì ngoài tình trạng khó khăn trước mắt thì ông ta trở nên chán nản và đình trệ. Khi đó, ông ta sẽ đề nghị bạn mua các sản phẩm với giá thấp vì ông ta sợ bạn sẽ bán các sản phẩm của mình cho ông ta.
Graham cho biết có một quy luật bạn luôn phải tuân thủ khi giao dịch với Mr. Market đó là không bao giờ được sa ngã trước cám dỗ của “Mr. Market”. Phải nhớ rằng, “Mr. Market” chỉ phục vụ bạn và không hướng dẫn bạn đầu tư. Đó là túi tiền của ông ta, ông ta không ngốc nghếch tới mức bạn có thể lợi dụng. Bạn phải học cách tận dụng đặc tính hai mặt của “Mr. Market” nếu bạn muốn thành công trong thị trường chứng khoán. Học cách mua vào giá thấp khi ông ta đình trệ và bán ra giá cao khi ông ta lạc quan về tương lai.

Để kháng cự lại trạng thái say mê do “Mr. Market” gây ra, Benjamin Graham đề nghị rằng đầu tiên bạn nên xác định giá trị nội tại của công ty không phụ thuộc vào đánh giá của thị trường hiện tại. Điều đó sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro do đánh giá sai. Sau đó, bạn hạn chế mua cổ phiếu và chỉ mua cổ phiếu có giá bán gần bằng hoặc thấp hơn giá trị nội tại bất chấp ý kiến của “Mr. Market”

Xác định giá trị nội tại

Graham xác định giá trị nội tại của một công ty bằng cách tập trung xem xét bảng cân đối kế toán. Ông sử dụng các giả định bảo thủ nhất, bắt đầu với Giá Trị Tài Sản Thực (nghĩa là Tổng tài sản trừ tổng công nợ). Ông cũng đã tiến hành nhiều phân tích công phu bằng cách áp dụng phần trăm chiết khấu với các tài sản khác nhau (tiền mặt hoặc tài sản tương đương sẽ có giá trị đầy đủ) và trừ đi giá trị đầy đủ của công nợ từ tổng tài sản đã điều chỉnh để xác định giá thanh lý.

Benjamin Graham đã giới thiệu về chiết khấu trong cuốn sách của ông nhưng phải thừa nhận rằng nó đòi hỏi một cách nhìn bao quát vì chiết khấu ở mỗi công ty mỗi khác. Trong khi Graham nhấn mạnh về việc đánh giá tài sản hữu hình nhằm xác định giá mua, ông cũng có ý định xem xét các yếu tố khác như nguồn thu, cổ tức, sức mạnh tài chính và tính ổn định.

Chỉ khi công ty được định giá dưới mức giá trị nội tại đã được xác định thì ông mới mua. Giá so với giá trị nội tại càng thấp, độ an toàn càng cao và do đó, sác xuất giảm giá bình quân thị trường càng cao.

Benjamin Graham đã tiến thêm một bước nữa khi khuyên các nhà đầu tư nên coi chính họ chính là chủ doanh nghiệp. Mục tiêu của họ là mua một doanh nghiệp có chất lượng và có tiềm năng mở rộng với giá vừa phải. Quan niệm này đã đến được với Warren Buffet.

Sau khi kiệt quệ vì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, Benjamin Graham đã sáng tạo ra một cách đầu tư an toàn hơn. Người ta dự doán rằng ông đã lấy lại được 20% doanh số hàng năm chỉ nhờ mua chứng khoán.

Rất nhiều các huyền thoại về đầu tư khác đã lấy Benjamin Graham làm nền tảng, áp dụng với thế mạnh cá nhân họ và tiếp tục tạo ra những huyền thoại đầu tư, Warren Buffet là một trong số đó.

Các khái niệm đầu tư chủ chốt của Benjamin Graham

Theo như Graham, có hai phương pháp căn bản để đánh giá và tìm ra cổ phiếu giá trị. Thứ nhất là giá trị giá thanh lý. Thứ hai là đánh giá công ty dưới dạng giao dịch doanh nghiệp tư nhân và mua với giá chiết khấu tương xứng với giá trị thực khi xem xét lợi nhuận trong tương lai.
Cố vấn đầu tư Martin Zweig đã đề nghị mức giá trị giá thanh lý tối đa là 2,63, tức là cao hơn ngưỡng mua một cổ phiếu khi bình luận về quyển sách “Nhà đầu tư thông minh” của Graham.

Khi định giá một cổ phiếu dưới dạng giao dịch của một doanh nghiệp tư nhân, Graham nói rằng việc tìm kiếm cổ phiếu cũng là đang bán tới là 50% giá trị chỉ định của nó. Giá trị chỉ định được xác định bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai trong khi xem xét đến các công ty có vốn hoạt động còn ít hơn tổng nợ.

Nguyên tắc của Benjamin Graham khi quyết định chọn cổ phiếu để đầu tư.

Theo Graham, cổ phiếu đáng mua nhất là cổ phiếu bán ra thấp hơn vốn lưu động ròng.

Tránh các cổ phiếu vốn hoá nhỏ. Các công ty lớn có quy mô và sức mạnh tài chính có thể tồn tại khi thị trường khủng hoảng hay suy sụp và có xu hướng hồi phục nhanh do nâng cao lợi nhuận. Còn các công ty nhỏ có nguy cơ rủi ro cao hơn khi không có khả năng chống đỡ trong thời kỳ khó khăn.

Lập hồ sơ theo dõi nguồn thu nhập ổn định trong 5-10 năm mà không có bất kỳ nguồn thu bất chính nào.

Tỷ lệ giá trên nguồn thu càng cấp càng tốt. Khởi điểm tốt nhất cho mọi công ty là tỷ lệ giá trên nguồn thu tối thiểu 10% đối với mọi cổ phiếu. Khi định giá cổ phiếu chu kỳ, bạn phải chắc chắn rằng giá đó thấp so với thu nhập bình quân trước đó, nếu không bạn sẽ bị tỷ lệ giá trên thu nhập cổ phần trong các năm thành công đánh lừa.

Tỷ giá hiện tại tối thiểu là 1.5 trong khi nợ dài hạn không vượt quá 110% so với mức tài sản lưu động tịnh.
Gramham đặc biệt hứng thú với với các công ty trả cổ tức thành nhiều mức, Bằng cách yêu cầu công ty trả cổ tức, ông có thể loại bỏ các công ty nhỏ đang dưới sức ép tài chính.

Để tránh rủi ro, Graham đề nghị các nhà đầu tư nên nắm trong tay nhiều danh mục đầu tư cổ phiểu.

Đầu tư giá trị không dành cho những ai có ý định kiếm lợi nhanh chóng. Bạn phải kiên nhẫn và chờ đợi cơ hội. Graham chờ cho các nhà đầu tư khác rơi vào bẫy của “Mr. Market”, sau đó ông mới mua những cổ phiếu giá trị được bán với giá thấp hơn giá trị nội tại của chúng do sự phát triển mang tính tạm thời của thị trường. Điều đó giúp ông được thoải mái nghỉ ngơi tuổi già trong sự sung túc.

Thu Hằng (valueinvesta)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Con đường thành công của Amancio Ortega

    Con đường thành công của Amancio Ortega

    16/04/2015 5:29 PM

    CafeLand - Đây là người đàn ông đã đánh bại mọi hoàn cảnh để đạt đến đỉnh cao của thành công. Có thể bạn chưa từng được nghe về ông nhưng không chỉ có mình bạn. Amancio Ortega là người giàu thứ ba trên thế giới và ông là người cực kỳ ngại truyền thông. Ông là một người tự lập, liều mình bước chân vào giới thời trang năm 1975 với việc cho ra đời nhãn hiệu thời trang Zara. Ngày nay, Zara đã có 6.200 cửa hàng trải rộng trên 70 quốc gia khác nhau.

  • Benjamin Graham: Cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị (“Value Investing”)

    Benjamin Graham: Cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị (“Value Investing”)

    04/11/2014 4:53 PM

    CafeLand - Benjamin Graham được biết đến là “cha đẻ của đầu tư giá trị”. Ông là bậc thầy của những huyền thoại về đầu tư giá trị như Walter Schloss, John Templeton và Warren Buffett.

  • Hoa khôi Nguyễn Thu Hương: Có khỏe mới kiếm ra tiền

    Hoa khôi Nguyễn Thu Hương: Có khỏe mới kiếm ra tiền

    18/10/2014 10:57 AM

    “Ưu tiên trước tiên là sức khỏe bản thân, sau đó là hạnh phúc gia đình, thứ ba mới là tiền bạc”

  • Muốn giàu đừng lấy bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh

    Muốn giàu đừng lấy bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh

    29/07/2014 8:27 AM

    Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) Mariana Zanetti khuyên những người có ý làm giàu đừng phí thời gian học cao học mà hãy dành cơ hội để tạo ra nguồn thu nhập cho riêng mình ngoài khoản lương hiện có.

  • Jeffrey Immelt thoát khỏi bóng Jack Welch

    Jeffrey Immelt thoát khỏi bóng Jack Welch

    14/07/2014 3:46 PM

    Cuối cùng Jeffrey Immelt cũng toại nguyện. Cuối tháng 6 vừa qua, General Electric (GE), tập đoàn đa quốc gia Mỹ mà ông đang điều hành, đã chiến thắng trong cuộc chạy đua với đối thủ Đức Siemens để giành lấy bộ phận năng lượng của Alstom (Pháp).

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.