Nhiều doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh, nỗ lực vượt khó để phát triển và khẳng định mình trên thương trường.

ừ đầu năm đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản trầm lắng, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giải thể hoặc ngừng hoạt động, với những doanh nghiệp còn hoạt động thì sức cạnh tranh giảm đi... Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy, nhiều doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh, đoàn kết và nỗ lực vượt khó để phát triển bền vững và khẳng định mình trên thương trường.

Như nhiều doanh nghiệp khác, Tập đoàn Vàng bạc và đá quý Doji cũng bị ảnh hưởng và chi phối trước những tác động của nền kinh tế. Đặc biệt, từ khi Nghị định 24 của Chính phủ có hiệu lực thì việc hạn chế các hoạt động kinh doanh vàng miếng đã làm thu hẹp thị trường và ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh vàng miếng của công ty, khiến lượng hàng tiêu thụ giảm xuống nghiêm trọng.

Tổng công ty Hapro cơ cấu lại toàn bộ vượt qua khủng hoảng.

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cho biết, trước thực trạng này, để doanh nghiệp trụ vững thì cần phải đánh giá và tái cấu trúc các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu thị trường và xem xét lại toàn bộ dòng sản phẩm hợp túi tiền, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Cùng với đó, nâng cấp các điểm bán hàng, tạo ra một phân khúc sản phẩm rõ ràng.

“Doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn thường thu hẹp đầu tư nhưng đối với Doji thì càng trong khó khăn thì tập trung nguồn lực để đầu tư dứt điểm. Vì vậy, năm nay chúng tôi đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho hệ thống sản xuất, đặc biệt là sản xuất những mặt hàng cao cấp về chất lượng nhưng giá cả có sức cạnh tranh trên thị trường”, ông Phú cho biết.

Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các doanh nghiệp đã đồng sức, đồng lòng vượt qua những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, đưa doanh nghiệp phát triển ổn định, đứng vững trong cơ chế thị trường.

Ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) cho rằng, trước mọi khó khăn thì doanh nghiệp cần phải có bản lĩnh để vượt qua. Những năm gần đây, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến 2 lĩnh vực của Hapro là xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa.

Tình trạng nợ công lớn, thị trường thu hẹp và bất ổn định ở thị trường Bắc Phi và một số thị trường khác khiến thị phần tiêu thụ của công ty giảm xuống rõ rệt. Kéo theo đó là sức mua ở thị trường nội địa giảm sút dẫn đến việc phát triển mạng lưới, thị trường của tổng công ty gặp nhiều khó khăn.

Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn này, ông Nguyễn Tiến Vượng cho rằng, hơn lúc nào hết doanh nghiệp phải quán triệt, xác định được khó khăn thực tế.

“Cần có bản lĩnh, sự tin tưởng vì trong khó khăn đó là cơ sở để Tổng công ty cơ cấu lại toàn bộ. Bộ máy tổ chức cần cơ cấu lại, giảm hành chính, tăng đầu tư vào hệ thống sản xuất kinh doanh trực tiếp. Cùng với đó để nâng cao tính chuyên môn hóa hệ thống của Hapro, các công ty cần tập trung chủ lực vào ngành hàng tiêu biểu, hệ thống phân phối hợp lý”, ông Vượng cho biết.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, năm nay là năm khó khăn nhất của nền kinh tế nước ta, tích tụ lại những tồn tại của nền kinh tế từ nhiều năm qua.

Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó khăn về thị trường, chi phí, sức mua giảm sút, khả năng đình đốn, mất việc làm tăng cao. Vì vậy, cả hệ thống doanh nghiệp đang phải gồng mình lên để vượt qua và tồn tại. Với nỗ lực không ngừng, mọi khó khăn đã được khắc phục và chuyển biến rõ nét.

“Nhờ sự tích cực của các doanh nhân, doanh nghiệp, 9 tháng qua đã có chuyển biến tích cực, nhiều thị trường bắt đầu khôi phục lại và thích nghi, làm tốt hơn phát triển dịch vụ. Năm nay mặc dù khó khăn đã đạt cơ bản mục tiêu đặt ra, thể hiện nỗ lực, vượt khó vươn lên của hệ thống doanh nghiệp”, ông Cao Sỹ Kiêm chia sẻ.

Thời gian tới, dự báo kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh này thì bản lĩnh vượt khó và vươn lên của doanh nghiệp là rất cần thiết. Chiếm lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thị trường thế giới và khẳng định thương hiệu của mình là những mục tiêu và các doanh nghiệp đang hướng tới.

Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, với bản lĩnh vững vàng, với quyết tâm và nhiệt huyết, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đạt được thành công như mong muốn./.

Chung Thủy (VOV)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Làn sóng chuyển giao tại các công ty gia đình

    Làn sóng chuyển giao tại các công ty gia đình

    13/10/2020 9:00 PM

    Thương trường đã quá quen với "Bà Dung PNJ", "ông Phú DOJI", "ông Thanh Tân Hiệp Phát" hay "Bầu Hiển T&T"... nhưng tới lúc họ muốn nhường sân cho con cái.

  • Vàng nữ trang, khi “chơi” không còn dễ

    Vàng nữ trang, khi “chơi” không còn dễ

    08/07/2014 10:19 PM

    Sau một tháng thực hiện cơ chế quản lý mới về tiêu chuẩn và chất lượng, thị trường vàng nữ trang Việt Nam bắt đầu có thay đổi. Đây là ngạch có biên lãi cao hơn nhiều so với vàng miếng, nhưng “cuộc chơi” này có xu hướng chỉ dành cho những “ông lớn”.

  • Bản lĩnh doanh nghiệp trước khó khăn, thách thức

    Bản lĩnh doanh nghiệp trước khó khăn, thách thức

    12/10/2013 7:41 AM

    Nhiều doanh nghiệp đã thể hiện bản lĩnh, nỗ lực vượt khó để phát triển và khẳng định mình trên thương trường.

  • Chủ tịch tuổi Tỵ của tập đoàn DOJI

    Chủ tịch tuổi Tỵ của tập đoàn DOJI

    10/02/2013 12:23 PM

    Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI - chỉ ngủ 5 tiếng một ngày, thích nhận quà Tết nhân viên tự làm, quan tâm đến nhân viên nữ theo cách riêng: hỗ trợ tiền mua đồ trang điểm.

  • Những tập đoàn 'gia đình trị' ở Việt Nam

    Những tập đoàn 'gia đình trị' ở Việt Nam

    03/10/2012 9:14 AM

    Kinh Đô, DOJI, SSI, Quốc Cường Gia Lai... là những công ty lớn với vốn hóa cả nghìn tỷ đồng nhưng lại có xu hướng "gia đình trị" tại Việt Nam.

  • Kinh doanh trong 3 chữ Tự

    Kinh doanh trong 3 chữ Tự

    04/07/2012 2:43 PM

    Tại sao ông Đỗ Minh Phú có thể đưa Tập đoàn DOJI tăng trưởng đều đặn 50% qua suốt thời kỳ khủng hoảng và đạt doanh thu 30.000 tỉ đồng trong năm 2011? Và sự kiện Diana bán cho Unicharm, cũng như việc anh em nhà họ Đỗ mua lại Ngân hàng Tiên Phong, có ý nghĩa như thế nào?

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.