Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CTVBVNTD - Bộ Công Thương) cho biết, xét tổng thể đến nay hoạt động bán hàng đa cấp đã và đang từng bước ổn định, không còn các vụ việc có hậu quả nghiêm trọng, doanh thu ngành tăng đều và các doanh nghiệp đã có những đóng góp nhất định vào ngân sách của Nhà nước. Để đạt được kết quả này, một trong các hoạt động đã được chú trọng đó là công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật bán hàng đa cấp.
Cụ thể, ở cấp Trung ương, Cục CT&BVNTD đã phối hợp với các cơ quan liên quan Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã hoàn thành thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp và xử phạt 4 doanh nghiệp với tổng số tiền phạt là 1.810 triệu đồng và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 1 doanh nghiệp. Ở cấp địa phương, tổng số tiền phạt của các cơ quan quản lý tại địa phương là 1.139 triệu đồng.
Ngoài ra, Cục CT&BVNTD phối hợp các cơ quan quản lý liên quan khác đã thực hiện nhiều các biện pháp tuyên truyền, cảnh báo về các hành vi có dấu hiệu hoạt động bán hàng đa cấp trái phép để nâng cao nhận thức đồng thời ngăn ngừa được các thiệt hại không đáng có cho người dân.
"Bẫy" đa cấp nhờ môi trường mạng đang giăng ra khắp nơi lừa đảo người tiêu dùng. Ảnh minh họa: KT
Cục CT&BVNTD cũng nhận định, thời gian qua, môi trường mạng đã giúp cơ quan quản lý thực hiện quản lý hiệu quả hơn đối với hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp có đăng ký hợp pháp. Tuy nhiên, đây cũng là công cụ mới đang bị các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép, gây nhiều dư luận không tốt trong xã hội.
Đặc biệt, các chủ thể vi phạm thường nhắm vào các đối tượng thiếu hiểu biết về công nghệ, hoặc những người trẻ mong muốn khởi nghiệp và làm giàu nhanh chóng. Để đấu tranh nhằm từng bước đẩy lùi hình thức vi phạm này, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt nhiều biện pháp truyền thông, cảnh báo về các hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng…nhằm đưa thông tin sâu rộng đến người dân.
Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức các buổi tọa đàm trực tuyến, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động bán hàng đa cấp và cách thức nhận diện hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng. Các tin cảnh báo cũng được đăng liên tục trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, đồng thời Bộ cũng theo dõi, thu thập và chuyển thông tin, tài liệu liên quan đến gần 30 đơn vị có dấu hiệu hoạt động biến tướng cho các cơ quan công an theo dõi, xử lý theo pháp luật hình sự.
Tuy nhiên, việc đấu tranh chống lại hình thức vi phạm này gặp nhiều khó khăn khi các đối tượng này hoạt động không phép nên không được quản lý theo các quy định pháp luật chuyên ngành hiện nay. Khi có thông tin, Bộ Công Thương phải chuyển cho cơ quan công an để theo dõi, xử lý theo pháp luật hình sự.
Bên cạnh đó, các đối tượng này có phương thức hoạt động tinh vi, phức tạp, lợi dụng môi trường mạng và hình thức thương mại điện tử để kêu gọi người tham gia dưới các danh nghĩa như kinh doanh 4.0, công nghệ số, nền tảng số… Việc theo dõi, thu thập thông tin, tài liệu để xử lý các đối tượng này rất khó khăn.
Đáng chú ý, người dân tham gia vào hoạt động của các đơn vị trái phép này thường không thông tin cho cơ quan quản lý ngay từ ban đầu mà chỉ khi hệ thống sụp đổ, thiệt hại về tài sản thì mới trình báo đến các cơ quan có thẩm quyền. Đặc biệt, một số người biết là hoạt động trái phép nhưng vẫn cố tình tham gia và dụ dỗ người khác tham gia để trục lợi cá nhân.
Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc duy trì các hoạt động quản lý đã phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua đối với các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công Thương sẽ chú trọng tăng cường phối hợp với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công an, trong việc phát hiện, xử lý các đối tượng hoạt động kinh doanh đa cấp không phép, biến tướng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để thu hút tài chính trái phép.
Đồng thời, sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cảnh báo để người dân sớm nhận diện và phòng tránh trước các hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng, trá hình.
-
Nhóm chuyên gia 'tài chính hiphop' chiêu dụ nhiều người trẻ
24/07/2021 8:32 AMMột hội nhóm đang chiêu dụ nhiều người trẻ tham gia đầu tư 'Tài chính hiphop 4.0'. Đây là biến thể của mô hình đa cấp nhị phân đầy rủi ro từng bị cảnh báo.
-
Sàn Forex của Lion Group: Phát triển mạng lưới như đa cấp, nguy cơ trắng tay cho người tham gia
25/02/2021 4:33 PMNgười tham gia Lion Group có thể phát triển đội nhóm bằng cách kêu gọi, vận động người khác tham gia tương tự hình thức đa cấp và được hưởng hoa hồng tới 4 cấp bậc.
-
Hai công ty đa cấp bị phạt gần 1 tỷ đồng
22/12/2020 10:22 AMCông ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam và Công ty TNHH MTV Thương mại Mỹ Lợi bị phạt lần lượt 250 triệu và 710 triệu đồng do có nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp.
-
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo qua mạng và kinh doanh đa cấp trái phép mới
15/12/2020 5:11 PMMới đây, Công an TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân về kiểu lừa đảo mới trên mạng của một số trang web huy động vốn, tổ chức kinh doanh trái phép theo phương thức đa cấp.
-
Ám ảnh bóng ma đa cấp thời 4.0: Sau mộng giàu sang là trắng tay, vỡ nợ
05/12/2020 9:50 AMNhững cuộc càn quét của các mô hình đa cấp biến tướng đội lốt dưới những dự án thương mại điện tử, công nghệ 4.0 đang vươn vòi về tận các làng quê, thôn xóm. Sự dối trá, lọc lừa khiến cuộc sống hàng nghìn người đang bị đảo lộn. Trong phản ánh gửi về báo Tiền Phong, nhiều nạn nhân của các mô hình đa cấp thời 4.0 cho hay đã tỉnh mộng giàu sang sau khi trắng tay, vỡ nợ, rạn nứt tình thân chỉ vì những giây phút mù quáng.
-
Ám ảnh bóng ma đa cấp thời 4.0: Những màn kịch đầu tư forex
01/12/2020 3:15 PMVới kịch bản kết bạn, nhắn tin, gọi điện trò chuyện, hỏi han, nhân viên môi giới forex (IB) từng bước làm thân với nhà đầu tư. Với bí quyết “nhất thân, nhị quen, tam xuống tiền”, IB từng bước tạo lòng tin, kích thích lòng tham để nhà đầu tư nộp tiền. Những chiêu trò chăn khách dần hé lộ.