Theo dõi Kênh CafeLand TV trên

Khung giá đất mới có thêm áp lực cho người mua nhà?

Chủ đề: Bảng giá đất 2020

14/01/2020 9:09 AM

Ngày 19/12 vừa qua, thủ tướng chính phủ đã ký ban hành khung giá đất mới, với mức tăng bình quân 20% so với giai đoạn 2015-2019. Sau nhiều đề xuất giữ nguyên khung giá đất hoặc chỉ điều chỉnh tăng khoảng 15%, phương án mà chính phủ đưa ra khiến nhiều người lo ngại sẽ làm tăng chi phí giá thành bất động sản, từ đó tạo áp lực lên người mua nhà. Ngược lại, cũng có không ít ý kiến cho rằng nên đưa khung giá đất này tiệm cận với gía cả giao dịch nhà đất trên thị trường.

Sau nhiều góp ý điều chỉnh, đến ngày 19/12 vừa qua, Chính phủ đã chốt khung giá đất giai đoạn 2020-2024 với mức giá tối thiểu là 40-120.000 đồng mỗi m2 và tối đa là 48-162 triệu đồng/m2. Ước tính, khung giá đất mới tăng khoảng 20% so với giai đoạn 2015-2019, Hà Nội và TP HCM là hai địa phương nằm trong vùng có khung giá tối đa 162 triệu đồng/m2.

Dựa trên khung giá đất, một số địa phương đã ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn quản lý. Theo đó, Hà Nội đưa ra bảng giá tăng bình quân 16% đối với các tuyến đường trục chính 2 chiều và 12% với các tuyến đường một chiều.

TP HCM cũng đang xây dựng bảng giá đất mới, dự kiến điều chỉnh tăng 30-50%.

Việc điều chỉnh tăng khung giá đất giúp người dân bớt bị thiệt thòi và làm cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhanh hơn, tạo nguồn thu ngân sách từ đất hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khung giá đất tăng cao cũng khiến nhiều người lo ngại chi phí đầu vào sản phẩm bất động sản cao hơn, kéo theo giá nhà tăng và thêm áp lực lên người mua.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng giám đốc Công ty Savista cho biết, giá giao dịch đất đai trên thị trường không liên quan nhiều đến khung giá đất, chủ yếu phụ thuộc vào tâm lý người mua, diễn biến cung cầu và các chính sách liên quan. Tuy nhiên, đây lại là cơ sở cho việc tính tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất, phí và lệ phí, tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng... Những yếu tố này đều là một phần chi phí cấu thành nên giá bán bất động sản.

Theo tính toán của Hiệp hội bất động sản TP HCM, tiền sử dụng đất chiếm trên dưới 10% giá thành căn hộ nhà chung cư, 30% giá thành nhà phố và khoảng 50% giá thành biệt thự.

Tuy nhiên, theo đại diện Savills Việt Nam, Luật Đất đai 2013 quy định, các dự án bất động sản có giá trị trên 30 tỷ đồng không căn cứ vào bảng giá đất mà phải sử dụng cơ sở định giá thị trường để xác định nghĩa vụ tài chính. Do đó, việc điều chỉnh khung giá đất nhà nước không ảnh hưởng nhiều đến chi phí đầu vào của các dự án bất động sản, từ đó giá thành các sản phẩm bất động sản cũng không bị tác động nhiều.

Bên cạnh những lo ngại về việc tăng giá bất động sản do tăng khung giá đất, vẫn tồn tại không ít ý kiến cho rằng, khung giá đất nên tiệm cận với giá giao dịch thị trường và tiến tới loại bỏ khung giá đất.

Bà Trần Thị Khánh Linh, Trưởng bộ phận Định giá, Savills TP HCM cho rằng, giá đất bị điều chỉnh bởi cung cầu nên luôn thay đổi. Do đó về dài hạn không nên ban hành khung giá đất cố định cho một giai đoạn dài đến 5 năm. Thực tế đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa giá đất giao dịch trên thị trường với khung giá này.

CAFELAND TV

Đăng ký kênh Youtube CafeLand để theo dõi các video bất động sản mới nhất!

Mã Nhúng