Theo dõi Kênh CafeLand TV trên

Các chính sách ảnh hưởng đến bất động sản trong năm 2018

11/01/2019 9:17 AM

2018 được xem là năm có nhiều biến động đối với bất động sản. Theo đó, thị trường tại TP.HCM, Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành khác đã có những chuyển biến hết sức tích cực và lợi nhuận thu về của các doanh nghiệp bất động sản tăng cao. Cũng trong năm này, thị trường bất động sản phải đối mặt với nhiều thách thức khi hàng loạt các chính sách mới được ban hành.

Đầu năm 2018, nhiều doanh nghiệp bất động sản lên tiếng phản ứng với chính sách siết vốn vay bất động sản của ngân hàng nhà nước sau công văn số 563/NHNN-TTGSNH. Theo đó, nguồn vốn của các ngân hàng phải ưu tiên cho sản xuất kinh doanh thay vì bất động sản như trước. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng phải rà soát, theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp. Trước bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho biết, mức cho vay trong năm 2018 đã giảm xuống rất thấp, chỉ dao động từ 30 đến 50% so với trước đây. Trong khi lãi suất cho vay bất động sản lên 12%/năm đối với vay trung hạn, còn vay dài hạn là từ 12,5%/năm.

Cũng liên quan đến vấn đề tín dụng, quy định thí điểm xử lý nợ xấu sẽ tạo điều kiện để tái khởi động lại các dự án bất động sản là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu đang bị ngừng triển khai. Thế nhưng, các dự án khi chuyển nhượng phải đáp ứng đúng 4 điều kiện gồm: dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.

Thêm vào đó, quy định doanh nghiệp bắt buộc phải sở hữu 100% đất ở cũng làm cho các doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình thế khó khăn, cụ thể là không thể có đất để làm dự án. Trước phản ánh của các doanh nghiệp, UBND TP.HCM đã tổ chức họp và tiếp nhận ý kiến về vấn đề này cũng như đề xuất phương án tháo gỡ cho các doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.

Cho đến giữa tháng 6/2018, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội xem xét lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hay còn gọi là luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 - cuối năm 2018 để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện. Trong đó đặc biệt cân nhắc đến quy định giao đất 99 năm mà giới chuyên gia và cộng đồng lo ngại. Và đến nay, nội dung này vẫn chưa có phương án thống nhất. Mở thêm 2,3 dòng sự tác động của cái này.

Trở lại TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản Thành phố cho biết, thị trường năm 2018 sụt giảm nguồn cung nghiêm trọng bởi ảnh hưởng nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực trong bối cảnh chung. Số lượng dự án xây mới tăng nhưng số lượng căn hộ chào bán lại giảm hơn 1/3 so với năm 2017. Năm 2018 cũng được xem là năm mà TP.HCM có nhiều chính sách tác động đến thị trường bất động sản. Trong đó phải kể đến quy định sẽ không xây nhà cao tầng ở quận 1 và quận 3 được thành phố ban hành vào tháng 7 và thu hồi 180 dự án treo được ban hành vào giai đoạn cuối năm.

Có thể thấy, các chính sách tác động rất lớn đến thị trường bất động sản nói chung lẫn các doanh nghiệp và tâm lý các nhà đầu tư cá nhân, các khách hàng nói riêng. Nhưng những chính sách nổi bật trong năm 2018 không phải chính sách nào cũng mang lại sức ảnh hưởng tích cực đến thị trường./.

CAFELAND TV

Đăng ký kênh Youtube CafeLand để theo dõi các video bất động sản mới nhất!

Mã Nhúng