16/09/2019 8:58 AM
Khi thị trường bất động sản đột ngột đi xuống, năm 2013, Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường bất động sản Việt Nam. Một trong những kế hoạch tái cấu trúc Hoàng Anh Gia Lai thời điểm đó là đầu tư vào nông nghiệp.
Năm 2015, Tập đoàn Vingroup cũng chính thức công bố gia nhập lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco. Chỉ sau 36 tháng, VinEco đã xây dựng và phát triển 14 nông trường trên toàn quốc.
Cuối năm 2017, Tập đoàn FLC cũng công bố thông tin về việc sẽ triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Bước sang năm 2018, Tập đoàn T&T cũng tuyên bố tiến sâu vào lĩnh vực nông nghiệp.
Trước xu hướng rót vốn vào lĩnh vực nông nghiệp theo mô hình chuyên nghiệp hóa của các doanh nghiệp mà điển hình là những ông lớn bất động sản, TS. Nguyễn Trí Hiếu, bất động sản nông nghiệp là phân khúc khá mới mẻ tại Việt Nam nhất là với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, tuy nhiên đây cũng là phân khúc đầy tiềm năng.
Tuy nhiên điều khúc mắc nhất trong việc đầu tư vào bất động sản nông nghiệp là các chính sách hỗ trợ cho việc tích tụ ruộng đất. Đối với doanh nghiệp, việc tạo quỹ đất cho cả dự án cần khoản tài chính không nhỏ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng còn tâm lý sợ phát sinh các vụ kiện cáo, tranh chấp dân sự trong việc thương lượng về thuê đất với nông dân, trong khi giải pháp nông dân góp vốn bằng đất đai, lao động chưa thực sự hấp dẫn đối với họ.
Theo các chuyên gia, để giải quyết bài toán đầu tư vào bất động sản nông nghiệp, cần phải có sự can thiệp từ nhiều phía. Trong đó, doanh nghiệp cần được cung cấp đất sạch, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động cho thuê, giao đất, góp đất, kể cả đất của dân, của nông lâm trường trước đây, đất do địa phương quản lý... Đồng thời, giảm và miễn tối đa các phí, thuế có liên quan cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, khấu trừ thuế VAT cho nguyên liệu vật tư thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đưa công nghệ cao vào nông nghiệp.
CAFELAND TV