Theo dõi Kênh CafeLand TV trên

Bài học từ dự án treo 26 năm Bình Quới - Thanh Đa

15/11/2018 10:23 PM

Dù chỉ cách trung tâm TP.HCM vài km nhưng khung cảnh tại Bình Quới – Thanh Đa hệt như một miền quê. Vì mỏi mòn chờ dự án suốt 26 năm qua nên người dân tại đây không thể xây dựng nhà cửa mới.

Vẫn nhớ như in ngày Thành phố công bố quy hoạch Bình Quới Thanh Đa thành khu đô thị, ông Hà Quốc Việt không khỏi vui mừng. Nhưng niềm vui ấy đã tan biến sau nhiều lần được thông báo dự án sẽ chậm tiến độ bởi nhà đầu tư trúng thầu rút khỏi dự án. Chia sẻ với phóng viên Cafeland TV, ông cho rằng, suốt 26 năm qua chờ đợi dự án xây dựng, tóc ông đã bạc màu và nhiều người hàng xóm bằng độ tuổi của mình cũng đã không còn để thấy được khu mình sinh sống đổi mới như thế nào. Và cũng suốt chừng ấy thời gian, căn nhà của ông cũng không còn được khang trang. Mọi thứ vẫn chỉ là tạm bợ bởi chính sách của Thành phố là người dân tại khu Bình Quới Thanh Đa không được sửa chữa, xây cất mới.

Theo các chuyên gia bất động sản, tình trạng các nhà thầu rời bỏ dự án sau một thời gian trúng thầu là câu chuyện không mới. Gần đây nhất là Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương - Indochina Group cũng đã xin trả lại dự án đầu tư bãi đậu xe ngầm và dịch vụ công cộng tại khu vực sân vận động Hoa Lư quận 1, hay một nhà đầu tư ngoại cũng đã tháo chạy khỏi dự án 164 Đồng Khởi, quận 1. Khi tình huống này xảy ra, Thành phố sẽ phải cho đấu giá lại dự án và trả tiền cọc cho doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc Thành phố sẽ chịu rất nhiều thiệt thòi khi các nhà thầu rút khỏi dự án. Quay trở lại với dự án treo Bình Quới Thanh Đa suốt 26 năm qua, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài nhân vật chính là Bitexco, đơn vị hợp tác thực hiện dự án Bình Quới – Thanh Đa trong giai đoạn (neu năm ra) là Công ty Emaar Properties PJSC - một doanh nghiệp đã và đang thực hiện rất nhiều dự án lớn tại Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống Nhất. Vì vậy, thiết nghĩ họ có đủ năng lực để thực hiện dự án Bình Quới - Thanh Đa. Tuy nhiên có 3 nhóm nguyên nhân mà nhà thầu này rút khỏi dự án chính là thủ tục để tiến hành dự án mất khoảng 800 ngày – đây là thời gian khá dài so với các nước khác. Cũng như các phương án đền bù giải tỏa và tái định cư đã khiến doanh nghiệp và người dân chưa có tiếng nói chung. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho rằng không loại trừ các nhà thầu nhận thấy tỷ lệ lợi nhuận của dự án không được như kỳ vọng.

Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM, muốn dự án nhanh chóng đi vào hoạt động phải tháo gỡ từng khó khăn mà khó khăn lớn nhất hiện nay là việc giải phóng mặt bằng và lên phương án bồi thường cho phù hợp. Đồng thời, thành phố cũng cần công khai chọn lựa các nhà đầu tư có năng lực để thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án lớn. Nhiều chuyên gia bất động sản cũng đề xuất, trong quá trình triển khai dự án, TP.HCM nên đi theo hướng cho nhà đầu tư xây một khu nhà ở thương mại trong chính dự án để tái định cư tại chỗ, người dân được hỗ trợ 50% giá trị căn nhà đó. Đồng thời, với những dự án bất động sản có quy mô lớn, thành phố nên cân nhắc hài hòa lợi ích giữa chủ đầu tư và người dân để tránh những tranh chấp không đáng có cũng như đẩy nhanh được tiến độ xây dựng dự án chứ không phải nằm trên giấy như hiện nay./.

CAFELAND TV

Đăng ký kênh Youtube CafeLand để theo dõi các video bất động sản mới nhất!

Mã Nhúng