Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng lạm phát sẽ chạm đỉnh vào tháng 6 và có xu hướng giảm dần về cuối năm. Việt Nam có thể lấy lại tốc độ tăng trưởng khoảng 7,5% kể từ sau 2012.

Nhận định này được Kinh tế trưởng của WB Việt Nam, ông Deepak Mishra đưa ra hôm qua, tại buổi họp báo trước thềm Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ, sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh vào cuối tuần sau.

KINH DOANH Thứ sáu, 3/6/2011, 09:00 GMT+7 Facebook Twitter Google Bookmarks E-mail Bản In WB: ‘Kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất’
Giám đốc quốc gia của WB Victoria Kwakwa và Kinh tế trưởng Deepak Mishra tại buổi họp báo. Ảnh: B.D

Theo ông Mishra, CPI tháng 6 của Việt Nam có thể cao hơn khoảng 22% so với cùng kỳ (sau 5 tháng, con số này là 19,78%). Tuy nhiên, đến cuối năm, lạm phát có thể giảm về khoảng 15% nếu các biện pháp tại Nghị quyết 11 được triển khai triệt để, tích cực.

Chuyên gia WB dự báo tăng trưởng của năm 2011 nhiều khả năng không đạt mục tiêu 7-7,5% mà Chính phủ đề ra do tác động của lạm phát và sự phục hồi chậm chạp của kinh tế toàn cầu (tăng trưởng toàn cầu khoảng 3,3%, khu vực Đông Á là 8,2%). Mức tăng trưởng 7,5% của Việt Nam sẽ trở lại sau năm 2012 khi các nền tảng kinh tế vĩ mô trở nên ổn định hơn.

Theo đại diện của Ngân hàng thế giới, vấn đề mang tính dài hạn hơn đối với Việt Nam là cần tiếp tục cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, quản lý chặt chẽ vấn đề nợ công và đẩy mạnh cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả quản lý, chống tham nhũng ở khu vực này. Đầu tư công, hiện chiếm đến 44% GDP cũng cần được cắt giảm mạnh và quản lý hiệu quả.

Cũng theo nhận định của WB, thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam có xu hướng tăng trong năm 2011, nhưng không đáng lo ngại. Tổ chức này cũng cho rằng Chính phủ cần nỗ lực để đảm bảo mức dự trữ ngoại hối tối thiểu tương đương 2,5 tháng nhập khẩu. Đây mức không khó để đạt được tại Việt Nam, theo đánh giá của WB, bởi lượng ngoại tệ trong dân, trên thực tế, vẫn còn rất dồi dào.

Theo Nhật Minh (VnExpress)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0