24/02/2011 1:42 AM
Đầu năm 2011, giá vàng tiếp tục tăng mạnh, đi ngược vói dự báo sẽ ổn định sau một năm 2010 đầy biến động. Bên cạnh những nguyên nhân thị trường, tác động của kinh tế và chính trị thế giới thì niềm tin vào sự ổn định đang là yếu tố mới làm giá vàng liên tục leo dốc.

Thế giới thêm nhiều nhân tố bất ổn

Nhận định của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay sau khi lên mức cao nhất trong 10 năm vào 2010. Giá vàng thế giới lập kỷ lục ấn tượng nhất trong lịch sử là 1.430,95 USD/ounce vào trung tuần tháng 11/2010.

Ngày 21/2/2011, giá vàng trong nước đã lên 38,4 triệu đồng; trong khi đó giá vàng thế giới cũng đã tiệm cận mức 1.400 USD/ounce. Tuy đã có sự lắng dịu trong những ngày gần đây nhưng khi các yếu tố bất lợi cũ chưa được xóa bỏ thì thị trường lại đón nhận thêm những khó khăn mới từ khủng hoảng chính trị ở Trung Đông.

Vì thế, khi một niềm tin chưa vững chắc, người ta lại có lý do để đầu tư vào vàng.

Vàng luôn được xem là một tài sản đảm bảo, một nơi trú ẩn trong thời kỳ biến động, một kênh đầu tư an toàn cho nhiều quốc gia giàu có. Chính vì thế, giá vàng thế giới luôn chịu tác động mạnh mẽ từ tăng trưởng của kinh tế thế giới, sự ổn định chính trị và nhu cầu mua bán trên thị trường, nhất là nhu cầu mua dự trữ của các ngân hàng trung ương, tiêu dùng và cả của các quỹ đầu tư.

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay.
Sang năm 2011, nền kinh tế thế giới với đầu tàu là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề lúng túng để vượt qua khỏi khủng hoảng. Hy vọng về một giai đoạn phát triển mới vẫn chưa thấy thì khoản nợ quốc gia 4.000 tỷ USD chưa được cải thiện cùng với những nỗi lo thường trực về việc làm, thâm hụt ngân sách và giá cả dầu mỏ và nguyên liệu tăng gây áp lực lên lạm phát cùng những tàn tích của một giai đoạn khủng hoảng đang khiến nước Mỹ dường như lúng túng.

Trong khi đó, châu Âu chưa thoát khỏi những ám ảnh về nợ công. Sau những đổ vỡ của Hy Lạp, Ireland... thì những nguy cơ mới đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha..., châu Âu đang cảnh giác hơn. Còn Nhật Bản, một nền kinh tế trì trệ trong nhiều năm qua và luôn đối mặt với các món nợ quốc gia ngắn hạn đe dọa nên cũng chưa có nhiều sáng sủa.

Trong tình hình đó, các quốc gia luôn tính toán đến nhiều giải pháp như thắt chặt tiền tệ, tăng các khoản thu, giảm chi tiêu công nhằm củng cố lại nền kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến đầu tư và kinh doanh. Cơ hội thu hẹp, chi phí tăng cao trong khi rủi ro lớn hơn. Điều đó khiến cho giới đầu tư quan tầm nhiều hơn đến vàng.

Cùng với đó, sự suy giảm hệ số tín nhiệm, nhất là trái phiếu chính phủ của hàng loạt các con nợ và cả các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, xu hướng tiếp tục gia tăng dự trữ vàng vẫn là chủ đạo trong trung hạn, cả ở cấp vĩ mô, lẫn vi mô. Đi kèm với đó là những quỹ đầu cơ cũng đang "say mê" đầu tư vàng làm cho giá cả thêm nhiều biến động.

Trong khi các yếu tố cơ bản cho tăng trưởng kinh tế chưa có nhiều sáng sủa thì những bất ổn về chính trị tại Trung Đông càng làm cho thị trường vàng thêm căng thẳng. Trung Đông vốn là một khu vực thu hút nhiều đầu tư đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ vàng lớn. Những bất ổn ở đây khiến cho các nhà đầu tư vào khu vực này buộc phải chuyển hướng và vàng là một kênh đầu tư được chú ý để duy trì tài sản bên cạnh các kênh tài chính khác. Đặc biệt, sự bất ổn thậm chí đỗ vỡ về chính trị ở các nước càng khiến cho người dân và cũng như DN tích cực tích trữ vàng để đảm bảo an toàn.

Một yếu tố mới khiến nhiều nước cũng chú ý đến vàng dó chính là lo ngại về xu hướng lạm phát toàn cầu đang tăng lên. Điều này khiến cho nhiều đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, Euro mất giá, những quốc gia nắm giữ nhiều dự trữ bằng đồng tiền này có xu hướng chuyển dịch một phần sang vàng để bảo toàn. Điều đó khiến cho nhu cầu thế giới tăng nhanh. Điều này nhận thấy rõ qua nhu cầu vàng của Trung Quốc và Ấn Độ tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Nhu cầu vàng tăng cao, khiến giá vàng tăng tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc này chính là niềm tin vào tăng trưởng của nền kinh tế, sự ổn định chính trị trên thế giới đang rất phức tạp. Điều đó như một lẽ tự nhiên khiến vàng trở thành một điểm tìm đến và đắt giá trong năm 2011.

Trong nước: vàng liên tục nhảy múa

Giá vàng thế giới tăng, tất yếu sẽ đẩy giá vàng trong nước tăng theo. Tuy nhiên, những dấu hiệu của lạm phát, bất ổn của kinh tế vĩ mô và những điều chỉnh kinh tế gần đây khiến cho giá vàng trong nước có thêm lý do để biến động; người dân trong nước vẫn tiếp tục có lý do để lựa chọn vàng để an toàn.

Hiện nay, dù đã cho phép nhập khẩu nhưng với sự lo ngại về nhập siêu và nhưng khó khăn về ngoại tế khiến cho nguồn cung vốn phụ thuộc vào nhập khẩu khá hạn chế. Thực tế này luôn khiến cho vàng trong nước được các DN kêu ca khan hiếm và giá luôn có một khoảng cách khá lớn so với thế giới. Đặc biệt, khi những biến động tâm lý lên cao vì lo ngại về lạm phát, thay đổi chính sách thì vàng càng được làm giá vì người dân có nhu cầu mua rất cao. Chính vì thế, sau cơn biến động trong tháng 2, các DN vàng trong nước cho biết, dù người dân có thận trọng hơn so với 2010 thì 2011 sẽ còn nhiều đợt biến động mới.

Bên cạnh đó, giá vàng còn chịu nhiều tác động từ sự điều chỉnh tỷ giá và giá cả trong nước. Đặc biệt, nói đến vàng là nói đến yếu tố niềm tin, giá vàng ngoài cung cầu và giá cả trên thế giới và trong nước thì sự ổn định các giá cả trong nước và sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ quyết định đến tâm lý và niềm tin của người dân và đó cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng.

Thực tế, mới đây, sau khi điều chỉnh mạnh tỷ giá, giá USD chợ đen tăng mạnh, hàng hóa có xu hướng biến động thì giá vàng cũng biến động tăng theo. Tới đây khi một loạt giá cả một loạt mặt hàng tăng cao tác động đến lạm phát tăng lên. Nền kinh tế đang đứng trước nhiều nguy cơ tăng trưởng bị ảnh hưởng, vĩ mô bất ổn, sản xuất khó khăn là những yếu tố thuận lợi để gới đầu cơ làm cho thị trường thêm biến động.

Một kịch bản điều chỉnh tăng giá đang dần được thực hiện và những tác động của nó đang lộ diện dần trong nền kinh tế. Tâm lý thiếu ổn định, niềm tin không được củng cố đã hiện rõ trên thị trường chứng khoán và ở dòng ngược lại người dân và nhà đầu tư đang đi tìm những nơi trú ẩn tốt cho tài sản của mình. Vàng đang có cơ hội để tăng giá khi nó được lựa chon nhiều hơn.

Chính phủ đang có chuẩn bị một gói giải pháp đồng bộ để thực hiện tốt các điều chỉnh tỷ giá, giá cả cũng như ngăn chặn những tác động xấu của nó. Dường như chúng ta chấp nhận một mặt bằng giá mới đề thuận lợi hơn cho việc thực hiện các mục tiêu điều hành theo thị trường về sau... Tuy nhiên trong ngắn hạn, điều đó sẽ có những tác động đến lạm phát, tăng trưởng và ổn định vĩ mô... Hậu quả dễ thấy là người dân bị ảnh hưởng đến tài sản và chất lượng sống. Vàng với cái nhìn đầy ưu ái theo kiểu truyền thống là an toàn tài chính, bảo toàn tài sản sẽ càng được để ý hơn.

Chính vì thế, lạm phát, ổn định vĩ mô hay tăng trưởng... đang được trông đợi qua các quyết sách đúng đắn, quyết liệt và đồng bộ để củng cố niềm tin cho người dân. Giá vàng khi đó dù có cao theo giá thế giới nhưng sẽ ổn định và ít gây tác hại hơn cho người dân.

Nhận định của Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay sau khi lên mức cao nhất trong 10 năm vào 2010. Giá vàng thế giới lập kỷ lục ấn tượng nhất trong lịch sử là 1.430,95 USD/ounce vào trung tuần tháng 11/2010.

Ngày 21/2/2011, giá vàng trong nước đã lên 38,4 triệu đồng; trong khi đó giá vàng thế giới cũng đã tiệm cận mức 1.400 USD/ounce. Tuy đã có sự lắng dịu trong những ngày gần đây nhưng khi các yếu tố bất lợi cũ chưa được xóa bỏ thì thị trường lại đón nhận thêm những khó khăn mới từ khủng hoảng chính trị ở Trung Đông.

Vì thế, khi một niềm tin chưa vững chắc, người ta lại có lý do để đầu tư vào vàng.

Vàng luôn được xem là một tài sản đảm bảo, một nơi trú ẩn trong thời kỳ biến động, một kênh đầu tư an toàn cho nhiều quốc gia giàu có. Chính vì thế, giá vàng thế giới luôn chịu tác động mạnh mẽ từ tăng trưởng của kinh tế thế giới, sự ổn định chính trị và nhu cầu mua bán trên thị trường, nhất là nhu cầu mua dự trữ của các ngân hàng trung ương, tiêu dùng và cả của các quỹ đầu tư.

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm nay.
Sang năm 2011, nền kinh tế thế giới với đầu tàu là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực. Kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề lúng túng để vượt qua khỏi khủng hoảng. Hy vọng về một giai đoạn phát triển mới vẫn chưa thấy thì khoản nợ quốc gia 4.000 tỷ USD chưa được cải thiện cùng với những nỗi lo thường trực về việc làm, thâm hụt ngân sách và giá cả dầu mỏ và nguyên liệu tăng gây áp lực lên lạm phát cùng những tàn tích của một giai đoạn khủng hoảng đang khiến nước Mỹ dường như lúng túng.

Trong khi đó, châu Âu chưa thoát khỏi những ám ảnh về nợ công. Sau những đổ vỡ của Hy Lạp, Ireland... thì những nguy cơ mới đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha..., châu Âu đang cảnh giác hơn. Còn Nhật Bản, một nền kinh tế trì trệ trong nhiều năm qua và luôn đối mặt với các món nợ quốc gia ngắn hạn đe dọa nên cũng chưa có nhiều sáng sủa.

Trong tình hình đó, các quốc gia luôn tính toán đến nhiều giải pháp như thắt chặt tiền tệ, tăng các khoản thu, giảm chi tiêu công nhằm củng cố lại nền kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến đầu tư và kinh doanh. Cơ hội thu hẹp, chi phí tăng cao trong khi rủi ro lớn hơn. Điều đó khiến cho giới đầu tư quan tầm nhiều hơn đến vàng.

Cùng với đó, sự suy giảm hệ số tín nhiệm, nhất là trái phiếu chính phủ của hàng loạt các con nợ và cả các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, xu hướng tiếp tục gia tăng dự trữ vàng vẫn là chủ đạo trong trung hạn, cả ở cấp vĩ mô, lẫn vi mô. Đi kèm với đó là những quỹ đầu cơ cũng đang "say mê" đầu tư vàng làm cho giá cả thêm nhiều biến động.

Trong khi các yếu tố cơ bản cho tăng trưởng kinh tế chưa có nhiều sáng sủa thì những bất ổn về chính trị tại Trung Đông càng làm cho thị trường vàng thêm căng thẳng. Trung Đông vốn là một khu vực thu hút nhiều đầu tư đồng thời cũng là một thị trường tiêu thụ vàng lớn. Những bất ổn ở đây khiến cho các nhà đầu tư vào khu vực này buộc phải chuyển hướng và vàng là một kênh đầu tư được chú ý để duy trì tài sản bên cạnh các kênh tài chính khác. Đặc biệt, sự bất ổn thậm chí đỗ vỡ về chính trị ở các nước càng khiến cho người dân và cũng như DN tích cực tích trữ vàng để đảm bảo an toàn.

Một yếu tố mới khiến nhiều nước cũng chú ý đến vàng dó chính là lo ngại về xu hướng lạm phát toàn cầu đang tăng lên. Điều này khiến cho nhiều đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, Euro mất giá, những quốc gia nắm giữ nhiều dự trữ bằng đồng tiền này có xu hướng chuyển dịch một phần sang vàng để bảo toàn. Điều đó khiến cho nhu cầu thế giới tăng nhanh. Điều này nhận thấy rõ qua nhu cầu vàng của Trung Quốc và Ấn Độ tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Nhu cầu vàng tăng cao, khiến giá vàng tăng tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc này chính là niềm tin vào tăng trưởng của nền kinh tế, sự ổn định chính trị trên thế giới đang rất phức tạp. Điều đó như một lẽ tự nhiên khiến vàng trở thành một điểm tìm đến và đắt giá trong năm 2011.

Trong nước: vàng liên tục nhảy múa

Giá vàng thế giới tăng, tất yếu sẽ đẩy giá vàng trong nước tăng theo. Tuy nhiên, những dấu hiệu của lạm phát, bất ổn của kinh tế vĩ mô và những điều chỉnh kinh tế gần đây khiến cho giá vàng trong nước có thêm lý do để biến động; người dân trong nước vẫn tiếp tục có lý do để lựa chọn vàng để an toàn.

Hiện nay, dù đã cho phép nhập khẩu nhưng với sự lo ngại về nhập siêu và nhưng khó khăn về ngoại tế khiến cho nguồn cung vốn phụ thuộc vào nhập khẩu khá hạn chế. Thực tế này luôn khiến cho vàng trong nước được các DN kêu ca khan hiếm và giá luôn có một khoảng cách khá lớn so với thế giới. Đặc biệt, khi những biến động tâm lý lên cao vì lo ngại về lạm phát, thay đổi chính sách thì vàng càng được làm giá vì người dân có nhu cầu mua rất cao. Chính vì thế, sau cơn biến động trong tháng 2, các DN vàng trong nước cho biết, dù người dân có thận trọng hơn so với 2010 thì 2011 sẽ còn nhiều đợt biến động mới.

Bên cạnh đó, giá vàng còn chịu nhiều tác động từ sự điều chỉnh tỷ giá và giá cả trong nước. Đặc biệt, nói đến vàng là nói đến yếu tố niềm tin, giá vàng ngoài cung cầu và giá cả trên thế giới và trong nước thì sự ổn định các giá cả trong nước và sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ quyết định đến tâm lý và niềm tin của người dân và đó cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng.

Thực tế, mới đây, sau khi điều chỉnh mạnh tỷ giá, giá USD chợ đen tăng mạnh, hàng hóa có xu hướng biến động thì giá vàng cũng biến động tăng theo. Tới đây khi một loạt giá cả một loạt mặt hàng tăng cao tác động đến lạm phát tăng lên. Nền kinh tế đang đứng trước nhiều nguy cơ tăng trưởng bị ảnh hưởng, vĩ mô bất ổn, sản xuất khó khăn là những yếu tố thuận lợi để gới đầu cơ làm cho thị trường thêm biến động.

Một kịch bản điều chỉnh tăng giá đang dần được thực hiện và những tác động của nó đang lộ diện dần trong nền kinh tế. Tâm lý thiếu ổn định, niềm tin không được củng cố đã hiện rõ trên thị trường chứng khoán và ở dòng ngược lại người dân và nhà đầu tư đang đi tìm những nơi trú ẩn tốt cho tài sản của mình. Vàng đang có cơ hội để tăng giá khi nó được lựa chon nhiều hơn.

Chính phủ đang có chuẩn bị một gói giải pháp đồng bộ để thực hiện tốt các điều chỉnh tỷ giá, giá cả cũng như ngăn chặn những tác động xấu của nó. Dường như chúng ta chấp nhận một mặt bằng giá mới đề thuận lợi hơn cho việc thực hiện các mục tiêu điều hành theo thị trường về sau... Tuy nhiên trong ngắn hạn, điều đó sẽ có những tác động đến lạm phát, tăng trưởng và ổn định vĩ mô... Hậu quả dễ thấy là người dân bị ảnh hưởng đến tài sản và chất lượng sống. Vàng với cái nhìn đầy ưu ái theo kiểu truyền thống là an toàn tài chính, bảo toàn tài sản sẽ càng được để ý hơn.

Chính vì thế, lạm phát, ổn định vĩ mô hay tăng trưởng... đang được trông đợi qua các quyết sách đúng đắn, quyết liệt và đồng bộ để củng cố niềm tin cho người dân. Giá vàng khi đó dù có cao theo giá thế giới nhưng sẽ ổn định và ít gây tác hại hơn cho người dân.

Cafeland.vn - Theo VEF
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland