Trong tháng 4/2011, các Bộ ban ngành địa phương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ danh mục các dự án cắt giảm đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
Sáng nay (24/2/2011), Chính phủ chính thức triển khai thực hiện nghị quyết “Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”.

Theo đánh giá của Chính phủ, tình hình kinh tế thế giới hiện nay diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao.

Trong nước một số mặt hàng đầu vào quan trọng sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng; mặt khác, chính sách nới lỏng tiền tệ, tài khóa để ngăn chặn suy giảm duy trì tăng trưởng kinh tế thời gian qua ..đã làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì thế Chính phủ, đã đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Trước hết thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Theo đó NHNN giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là Chứng khoán và Bất động sản.

Trong quý 2 năm 2011, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.

Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, đảm bảo thanh khoản thị trường ngoại tệ, bình ổn tỷ giá.

Trong quý 2 năm 2011, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do.

Áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách. Chỉ đạo phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7-8% so với dự toán ngân sách 2011. Các Bộ, cơ quan, địa phương sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại.

Giảm bội chi ngân sách nhà nước 2011 dưới 5% GDP. Giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp, nhất là vay ngắn hạn.

Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách.

Bộ KHĐT trủ chì phối hợp các Bộ, cơ quan địa phương thành lập các đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ công trình, dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn trong năm 2011.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) giảm tối thiếu 10% kế hoạch tín dụng đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước.

Trong tháng 4/2011, các Bộ ban ngành địa phương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ danh mục các dự án cắt giảm đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ để Bộ KHĐT tổng hợp báo cáo trong phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 5/2011.

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng . trong quý 2 năm 2011, ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cung- cầu mặt hàng thiết yếu, đảm bảo hợp lý, gắn sản xuất với điều hành xuất nhập khẩu.

Xây dựng kế hoạch điều hành xuất nhập khẩu, phấn đấu bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Tiếp tục thực hiện lộ trình điều hành giá xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường.

Tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các các Bộ, ban ngành và địa phương cùng lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đã được đề ra.

tag: siet tin dung, chung khoan, bat dong san, vay, chinh phu,...

Cafeland.vn - Theo InfoTv
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland