Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, TP.HCM đầu tàu tăng trưởng kinh tế với tỉ trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 25 - 30% và hơn 100 đô thị là trung tâm cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện đang là những trung tâm kinh tế tạo sự lan tỏa trong tăng trưởng kinh tế đất nước (đóng góp đến 70% GDP của cả nước). Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, trong những năm qua, công tác phát triển


Năm 2010 dân số nội thị đạt 26,31 triệu người, chiếm 30,52% dân số cả nước. Tổng dân số toàn đô thị là 37 triệu người chiếm 42,9% dân số cả nước. Như vậy, tỷ lệ đô thị hoá khu vực nội thị toàn quốc năm 2010 tăng 0,34% so với năm 2009. Điều đó cho thấy đô thị hoá diễn ra mạnh hơn tại các đô thị nhỏ, lan toả trên diện rộng và phân bố đồng đều hơn. Về quy mô dân số đô thị: Đô thị loại V có quy mô dân số toàn đô thị cao nhất là 3,4 vạn dân (Giá Rai huyện Giá Rai). Đô thị loại I có dân số cao nhất là 1,83 triệu dân (TP Hải Phòng). Đô thị loại đặc biệt như Hà Nội có trên 6,4 triệu người và TP.HCM có trên 7 triệu người.

Hệ thống đô thị đã và đang được mở rộng và phát triển khá đồng đều tại các vùng, dọc theo các trục hành lang kinh tế - kỹ thuật quốc gia, quốc tế quan trọng. Tổng diện tích cả nước 331.698km², trong đó tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị là 3.070km2 chiếm 0,92%. Nội thành, nội thị khoảng 1.230km2 chiếm khoảng 0,37%, tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc và chiếm khoảng 40% tổng diện tích đất tự nhiên toàn đô thị.

Năm 2010, Bộ Xây dựng đã tiến hành tổ chức thẩm định nâng loại đô thị cho 24 đô thị (từ loại IV đến loại I), trong đó trình Chính phủ xét 3 đô thị lên loại I là TP Thái Nguyên (Thái Nguyên), Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (ĐăkLăk); lên loại II là TP Cà Mau. Đã ban hành Quyết định công nhận 3 đô thị lên loại III là Sông Công (Thái Nguyên); Cao Bằng, Phú Thọ; công nhận 17 đô thị Vĩnh Châu và Ngã Năm (Sóc Trăng), Vạn Giã và Diên Khánh (Khánh Hòa); Cái Vồn (Vĩnh Long); Việt Quang (Hà Giang); Tứ Hạ (TT- Huế); Hậu Nghĩa và Bến Lức (Long An); Dĩ An và Thuận An (Bình Dương); Mỹ An (Đồng Tháp); Cai Lậy (Tiền Giang); Phước Long (Bình Phước), Long Mỹ (Hậu Giang), Bình Định và Bồng Sơn (Bình Định) lên loại IV... Như vậy so với năm 2009, số đô thị được nâng loại đã tăng lên từ 17 đô thị lên 24 đô thị (từ loại IV đến loại I), tăng 41%. Đô thị hóa đã được quan tâm nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (8/24 đô thị được nâng loại). Đô thị hóa tăng mạnh ở khu vực đô thị nhỏ, có 17/24 đô thị được nâng loại IV, góp phần rút bớt khoảng cách chênh lệch giữa loại IV và loại V (50/634). Ngành Xây dựng tham gia thẩm định xét công nhận các đô thị loại III nâng cấp quản lý từ thị xã lên thành phố là Bạc Liêu, Bảo Lộc, Hà Giang, Tuyên Quang, Vị Thanh, Cam Ranh ...

Năm 2010 tổng số dự án khu đô thị mới trên toàn quốc là 633 dự án với diện tích hơn 100 nghìn ha. So với năm 2009 cả nước tăng thêm hơn 100 dự án khu đô thị mới (cả nước vẫn còn 18 tỉnh chưa có dự án khu đô thị mới). Dự án khu đô thị mới được đầu tư xây dựng tập trung tại các vùng đồng bằng và duyên hải, tại các đô thị lớn (từ loại III trở lên). Cả nước hiện nay có 2 khu đô thị kiểu mẫu là Linh Đàm (Hà Nội, 2009) và Phú Mỹ Hưng (TP.HCM, 2008).

Cũng trong năm 2010, với chức năng quản lý nhà nước về phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu xây dựng Luật Đô thị; Cục Phát triển đô thị đã tham mưu giúp Bộ Xây dựng xây dựng Chương trình khung phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020; lập dự án thí điểm cho 6 đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long... Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Phát triển các đô thị ven biển Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu”. Tiến hành khảo sát thực trạng lũ lụt, BĐKH, nước biển dâng tại một số đô thị đặc thù và tổng hợp đánh giá đối với các đô thị ven biển Việt Nam ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.

Thời gian tới, Cục Phát triển đô thị sẽ tiếp tục tham mưu giúp Bộ Xây dựng hoàn chỉnh văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực phát triển đô thị; nâng cao vai trò chức năng và quyền hạn của chính quyền đô thị các cấp, trong công tác phát triển đô thị và phân loại đô thị; phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các khu đô thị mới cũng như toàn đô thị; kiểm soát tình trạng phát triển đô thị lan toả bám dọc theo các trục đường kiểu “phố hóa quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ”; giảm thiểu lãng phí đất đai; đẩy mạnh hội nhập phát triển đô thị với các nước trong khu vực; giảm thiểu ảnh hưởng sự biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó có yếu tố mực nước biển dâng cao.

Cafeland.vn - Theo Báo Xây Dựng
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland