27/02/2011 12:15 PM
Ông Lê Đức Thúy - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết: “Thái độ của Chính phủ là ổn định cho được vĩ mô, tạo ra khuôn khổ để phát triển thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhưng không phải là thắt thật chặt để doanh nghiệp muốn sống thì sống, muốn chết thì chết, vì thế mắt phải ổn định được tỉ giá, dần dần hạ lãi suất trên thị trường bên ngoài xuống bằng những công cụ linh hoạt”.

alt
Ông Lê Đức Thúy - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia

Cán cân thanh toán ngoại tệ luôn thặng dư

Phát biểu tại buổi tọa đàm “Tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ năm 2011” do Hiệp hội hàng tiêu dùng tổ chức ngày 25/2 , ông Lê Đức Thúy - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khẳng định: “Những biện pháp về ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát của Chính phủ được đưa ra đã có một nền tảng kinh tế vĩ mô tốt hơn các đánh giá được đưa ra trước đó”. Ông Thúy dẫn chứng, năm 2009, bội chi ngân sách là 9% GDP và đến năm 2010 con số ày chỉ còn là 6% GDP, trong khi đó các khoản chi tiêu ngân sách vẫn không bị cắt giảm quá mức.

Chúng ta nói rằng, VND mất giá, ngoại tệ liên tục lên giá do cung không đáp ứng đủ cầu. Tuy nhiên, theo số liệu mà Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp thì trong vòng 5 năm qua, cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam cơ bản vẫn luôn thặng dư. Song chúng ta lại đưa ra những con số mà theo tính toán tổng thể lâu nay của chúng ta thì cán cân thanh toán lại thâm hụt, nguyên nhân vẫn được xác định là do nhập siêu.

Theo ông Thúy, nếu nhìn nhận thâm hụt vãng lai như một chỉ số đáng quan ngại về sự lành mạnh của cán cân thanh toán thì mức thâm hụt đó lên đến khoảng trên 10% GDP mới đáng lo ngại. Nhưng năm 2010, mức thâm hụt này ở Việt Nam vào khoảng 5% GDP, xét về cả tuyệt đối lẫn tương đối là tương đối lành mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là việc tính toán dòng tiền vào không chỉ bù đắp được thâm hụt vãng lai đó mà nó còn thặng dư, hay nói một cách khác là số tiền ngoại tệ đang tồn tại ở Việt Nam còn nhiều hơn cả số tiền ngoại tệ “chạy” ra ngoài.

Ông Thúy cho biết thêm, tình hình xuất khẩu đã phục hồi ấn tượng và tốc độ xuất khẩu năm 2010 là 26%, trong khi nhập khẩu xuống chỉ còn 18%. Theo Nghị quyết của Chính phủ thì cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam sẽ dần đưa mức nhập siêu xuống mức dưới 16%, điều này hoàn toàn có thể làm được, ông Thúy khẳng định.

Về vấn đề dự trữ ngoại hối, mặc dù không công bố con số cụ thể nhưng theo ước tính hiện nay dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn còn khoảng một nửa so với năm 2007. Mặc dù có kém hơn so với trước đó, nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực diễn ra năm 1997 thì dự trữ ngoại hối của nước ta chưa được 1 tỷ USD và cái dư địa dùng nó để can thiệp gần như là không có.

Hài hòa giữa giữ lạm phát ổn định và thúc đẩy sản xuất của DN

Nhiều doanh nghiệp băn khoăn, với tình hình đang diễn ra như hiện nay khi mọi thứ đều tăng từ tỷ giá, giá xăng dầu, điện… các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn cả đầu vào lẫn đầu ra. Các chính sách hiện nay đang tập trung để ổn định kinh tế vĩ mô nhưng lại khiến cho doanh nghiệp khó phát triển?. Trả lời câu hỏi này, ông Thúy cho biết, Chính phủ chống lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô suy đến cùng nếu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không phát triển được, người lao động không có việc, thu nhập thấp thì đấy là bất ổn xã hội, thậm chí nó còn cao hơn nhiều so với việc để lạm phát cao hơn một chút mà người lao động có công ăn việc làm đầy đủ hơn, hàng hóa dồi dào hơn, sự cạnh tranh tốt hơn…Như vậy, nói chống lạm phát ở đây không đồng nghĩa với việc là cứ thặt thật chặt chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và để cho doanh nghiệp không sống nổi; mà phải làm thế nào cân bằng và làm dịu bớt giữa mức lạm phát ổn định lại vừa thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp không gây ra bất ổn khác. Một trong những biện pháp đó là chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, không phải là chính sách tiền tệ chống lạm phát theo hướng cứ tăng mạnh lãi suất lên. Lãi suất cho vay của NHTM phải phụ thuộc vào thị trường, lạm phát cao khiến người dân không tin vào đồng tiền nên họ đòi mức lãi suất cao để gửi tiền. Doanh nghiệp đi vay thì thấy lãi suất cao quá, nhưng nếu cũng doanh nghiệp đó mà mang tiền đi gửi thì tôi tin chắc là không ít người còn mặc cả với ngân hàng để thêm lãi suất gửi.

Theo ông Thúy, năm ngoái lạm phát cả năm ở mức 11,75% và năm nay Quốc hội đề ra là 7%, để giữ mức này cũng cần phải có nỗ lực rất lớn. Ngoài các yếu tố đang điều chỉnh một số mặt hàng bao cấp (giá xăng tăng trên 20%, giá điện cũng tăng 15,5% mà chưa chắc đã dừng lại lần điều chỉnh duy nhất trong năm còn tùy tình hình) thì chắc chắn đầu ra sẽ tăng. Mặc dù các ngành điện, xăng dầu còn có mặt cần phải chấn chỉnh nhưng nếu đứng về mặt thông thường thì họ hoàn toàn không có lãi, thế thì nhà nước cũng không thu được thuế của họ và vì vậy thì làm sao phát triển. Những tác động ấy cộng với biến động giá lương thực (rất dễ có tình trạng khan hiếm lương thực) thì việc giữ lạm phát không tăng là điều rất khó. Nhưng tính toán một cách nghiêm túc khách quan, chúng tôi đều cho rằng lạm phát ở con số 10% thậm chí có thể cao hơn hoặc thấp hơn của 2010 là hợp lý và có thể làm được. Nhưng nếu lạm phát mà ở mức 11- 12% thì không có lý do gì để huy động lãi suất tới 14% và lãi suất cho vay tới 18-20%.

Biểu đồ của IMF cho thấy, trong những năm trước tiền gửi của ngân hàng thương mại vào NHTW bao giờ cũng nhiều hơn tiền vay ra nhưng từ năm 2009 tới nay thì ngược lại.

Theo đánh giá của ông Thúy, với kỳ vọng lạm phát tính toán như vậy, việc chống lạm phát không đồng nghĩa với việc làm cho mặt bằng lãi suất hiện nay cao hơn nữa mà vẫn có thể giảm lãi suất giảm xuống nữa bằng những thay đổi về cơ chế điều hành. Thái độ của Chính phủ là ổn định cho được vĩ mô, tạo ra khuôn khổ để phát triển thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhưng không phải là thắt thật chặt để doanh nghiệp muốn sống thì sống, muốn chết thì chết, vì thế mắt phải ổn định được tỉ giá, dần dần hạ lãi suất trên thị trường bên ngoài xuống bằng những công cụ linh hoạt.

Năng lực cạnh tranh của ta ở bên ngoài của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung thì rất thấp…có nhiều yếu tố có thể là do công nghiệp phụ trợ, chất lượng nguồn nhân lực công nghệ…nhưng quan trọng nhất đó là những thủ tục hành chính – đây là công cụ hữu hiệu kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng chính nó lại đang làm tăng chi phí. Vì thế, nó phải được ưu tiên làm trước hơn là đầu tư một con đường cao tốc, là cải tạo một cái cảng!

Nói về việc tại sao chúng ta không mạnh dạn điều chỉnh một cách mạnh mẽ về tỷ giá mà lại cứ theo từng nấc một. Ông Thúy đánh giá, giá một đồng tiền là khách quan chứ không phải là do ý chí chủ quan. Giá là khách quan của một quá trình điều chỉnh thị trường, chi phí tạo ra hàng hóa đó. Chi phí đó không phải muốn tăng- hạ bao nhiêu là tăng-hạ được, chi phí đó còn chịu áp lực của thị trường, còn là sự cạnh tranh giữa người mua với nhau khi người ta muốn mua rẻ, và là cạnh tranh giữa người bán khi muốn bán đắt, giữa người mua – bán để đạt giá chấp nhận được…mấy lực lượng cạnh tranh với nhau để tạo nên giá thị trường.

“Bây giờ chúng ta không loại trừ với một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi điều chỉnh giá vừa rồi nhưng cũng không loại trừ có doanh nghiệp được lợi từ việc điều chỉnh đó nhưng theo chúng tôi về mức độ điều chỉnh là hợp lý và nếu điều hành khéo thì có thể ổn định xoay quanh tỷ giá hiện nay mà không phải có những điều chỉnh lớn khác” – ông Thúy nói.

Ông nhấn mạnh, về những giải pháp thực hiện có thể là sẽ rất khác nhau nhưng nếu điều hành một cách linh hoạt và khôn khéo thì với những quyết sách mà Chính phủ đã ban hành, cùng với những nền tảng vĩ mô mà chúng ta đang và sẽ có thì chúng ta có thể đưa tình hình vĩ mô trở lại ổn định trong ngắn hạn. Từ đó, có những chính sách và cơ chế đầu tư thích hợp hơn cho những bước phát triển xa hơn.

Tag: tai chinh, lai suat,tien , chinh sach


Cafeland.vn - Theo DDDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland