10/01/2011 12:52 PM
Trong nhiều năm qua, tên tuổi của những doanh nghiệp tiếp thị gắn mác “ngoại” dường như đã trở thành yếu tố “bảo đảm” cho các dự án bất động sản. Phần lớn những dự án lớn có tiềm năng sinh lời cao đều nằm trong “tầm ngắm” của các DN ngoại. Những tín hiệu đáng mừng trên thị trường gần đây cho thấy, dường như đã đến thời của DN “nội”?

Phối cảnh dự án Indochina Plaza do Công ty Cổ phần Đầu tư và phân phối DTJ phân phối sản phẩm

Tín hiệu mừng

Với vị trí đắc địa (liền kề nhiều dự án lớn như Keangnam, Grand Plaza Tower, Sông Đà Twin Tower, nằm trên tuyến đường Xuân Thủy cắt đường Phạm Hùng và Phạm Văn Đồng), Indochina Plaza Hà Nội được đánh giá là dự án bất động sản cao cấp số 01 tại thủ đô hiện nay.


Sự kiện Công ty cổ phần đầu tư và phân phối DTJ trở thành nhà phân phối thứ 4 của dự án Indochina Plaza Hà Nội được xem là tín hiệu đáng mừng khi một doanh nghiệp bất động sản trong nước thay thế các tên tuổi bất động sản đình đám để trở thành nhà phân phối phân khúc bất động sản cao cấp dường như đã trở thành độc quyền của các DN nước ngoài.


Một số dự án khác như: Dự án Roal City của Vincom, thay vì lựa chọn các DN tiếp thị bán hàng “ngoại” cũng đã lựa chọn Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển địa ốc Hoàng Gia làm đơn vị tiếp thị và bán hàng cho dự án của mình. Tương tự như vậy, dự án Mulberry Lane (quận Hà Đông, Hà Nội). Chủ đầu tư dự án này đã lần lượt "bỏ qua" nhiều tên tuổi lớn của nước ngoài để sắp tới lựa chọn DN “nội” tham gia tiếp thị dự án.


Một số dự án như Canal Park (Long Biên, Hà Nội), Hoàng Đồng (Lạng Sơn)… cũng đã được chủ đầu tư lựa chọn DN nội đảm nhận vai trò bán hàng.


Ngoài ra, một số dự án có quy mô lớn như: tòa nhà Xanh 40 tầng tại Mỹ Đình của Viglacera, dự án Star City của Tập đoàn Đại Dương, các dự án bất động sản của Archi land Việt Nam, dự án của Vincom, Vipearl… khâu bán hàng cũng được các doanh nghiệp tự đảm nhận.



Dự á n Hoàng Đồng Lạng Sơn được phân phối độc quyền bởi Netreal Việt Nam

Thời hoàng kim của DN “ngoại” đã hết?

Trong nhiều năm qua, những cái tên như CBRE, Savills, Colliers, Knight Frank... trở nên quen thuộc với những dự án bất động sản trong nước, cũng như với bất kỳ ai quan tâm đến thị trường này.


Theo thống kê, thị trường dịch vụ bất động sản (tiếp thị, phân phối, định giá, tư vấn đầu tư, quản lý điều hành dự án...) trong nhiều năm qua gần như nằm trọn trong tay các doanh nghiệp nước ngoài với khoảng 80 - 90% thị phần, phần ít ỏi còn lại là dành cho các doanh nghiệp trong nước...


Theo nhiều chuyên gia, sở dĩ doanh nghiệp nước ngoài đang lấn lướt các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực phát triển tư vấn, quản lý bất động sản, đầu tiên phải kể đến tâm lý “sính ngoại” vốn đã tiềm ẩn trong suy nghĩ của người dân Việt Nam. Bất động sản cũng không ngoại lệ. Nhiều công ty trong nước có thể đảm nhận khâu nào đó của dự án nhưng nhiều chủ đầu tư vẫn cho rằng đơn vị nước ngoài làm sẽ an tâm hơn hơn.


Nguyên nhân khác là ngành bất động sản của Việt Nam còn non trẻ, đi sau các nước trong khu vực và trên thế giới vài chục năm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh nổi với các tập đoàn bất động sản quốc tế do thiếu kinh nghiệm về quản lý, cách thức bán hàng... Nhiều chuyên gia cho rằng, lâu nay doanh nghiệp Việt Nam chuộng kinh doanh theo kiểu “đi tắt đón đầu”, mục đích lướt sóng nhiều hơn, chính vì vậy, lợi nhuận thu về cũng ít hơn.


Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong nước đang có sự phát triển trong quản lý, tiếp thị do đó hoàn toàn có thể đảm nhận được khâu bán hàng, tiếp thị của dự án. Đây là tín hiệu vui cho sân chơi bất động sản, từ lâu vốn đã là độc quyền của các DN gắn mác “ngoại”.
Cafeland.vn - Theo Tầm Nhìn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland