NHNN nên có chính sách giãn thời gian cho các ngân hàng huy động đủ mức vốn 3.000 tỷ cũng như tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân vốn điều lệ 3.000 tỷ này thông qua hoạt động cho vay. Hiện nay, tăng trưởng tín dụng dưới 20%, vì vậy các ngân hàng đã có vốn điều lệ 3.000 tỷ thì cũng rất loay hoay không biết cho vay ở đâu. - TGĐ Standard Chartered VN chia sẻ.

Sàng lọc những ngân hàng yếu

Nhà báo Lê Vũ Phong: Theo ông, trong giao đoạn khó khăn này, các ngân hàng cần làm gì? Riêng ngân hàng Standard Chartered cần làm gì để chống chọi lại với những khó khăn này?

Ông Louis Taylor: Tỉ giá tăng cao là liều thuốc để bình ổn nền kinh tế cũng như tham gia kiềm chế lạm phát hiện nay. Ngân hàng Standard Chartered cũng như các ngân hàng khác cũng đang gặp phải những khó khăn và thách thức.

Chúng tôi phải tuân thủ những chính sách của Ngân hàng Nhà nước, đó là kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng. Chúng tôi đành lòng làm thất vọng một số khách hàng khi họ muốn vay vốn tại ngân hàng của chúng tôi. Nhưng chúng tôi muốn tuân theo những yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước giảm [tăng trưởng tín dụng] dưới 20%.

Thay vào đó, chúng tôi sẽ tập trung vào các sản phẩm có thể hỗ trợ khách hàng một cách tốt hơn, giúp họ vượt qua thời kỳ khó khăn này, không để việc hỗ trợ khách hàng bị cản trở bởi tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế. Thứ hai là giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Như anh thấy, chúng tôi là ngân hàng hoạt động tại thị trường châu Á, châu Phi và Trung Đông. Tại các thị trường này, chúng tôi có những mối quan hệ cũng như những khách hàng rất tiềm năng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thứ ba, chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy khả năng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chúng tôi sẽ đưa ra những sản phẩm giúp cho khách hàng có thể hạn chế được những rủi ro về tỉ giá, giao dịch giữa các đồng ngoại tệ với nhau. Thứ tư, chúng tôi sẽ giúp cho khách hàng quản lý tốt hơn lượng luân chuyển tiền vốn trong tài khoản cũng như trong hoạt động của họ.

Chúng tôi cũng sẽ liên tục nghiên cứu và tìm ra những cách để có thể hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất vượt qua thời gian khủng hoảng như thế này.

Nhà báo Lê Vũ Phong: Hiện nay, có một khó khăn của các ngân hàng, có thể Standard Chartered cũng gặp phải đó là việc Ngân hàng Nhà nước liên tục gia tăng vốn điều lệ. Năm vừa rồi có một số ngân hàng khó khăn buộc ngân hàng nhà nước phải lùi thời gian thực hiện điều lệ trên. Theo ông việc lùi thời gian thực hiện điều lệ như trên có hợp lý không? Nếu hợp lý thì cần phải làm thế nào cho nó khả thi nhất trong tình hình hiện nay?

Ông Louis Taylor: Việc tăng vốn lên 3.000 tỷ đối với các ngân hàng nhỏ là khó khăn, còn việc duy trì tỉ lệ an toàn 9% cũng là điều tương đối khó cho các ngân hàng lớn trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng, để có một hệ thống ngân hàng thực sự mạnh khỏe, hoạt động tốt thì đây là những yêu cầu hỗ trợ cho sự phát triển.

Theo đánh giá của cá nhân tôi, với sự hiện diện của 80 ngân hàng hiện nay trên thị trường là tương đối nhiều. Các hoạt động của 80 ngân hàng so với thị trường nhỏ như Việt Nam là không hiệu quả. Như anh vừa nói, hiện nay có một số ngân hàng họ đang đưa ra mức lãi suất 20% cho các khách hàng. Điều này cũng phần nào thể hiện các ngân hàng đó không có vốn. Họ cũng không thể huy động được mức vốn 3.000 tỷ đồng theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước.

Với các ngân hàng hoạt động tốt thì lãi suất 20% là rất cao. Các ngân hàng đã hoạt động tốt, họ không cần đưa ra các chính sách để thu hút tiền gửi của khách hàng vào đây.

Có nhiều tiền, ngân hàng cũng không biết cho ai vay

Ông Louis Taylor: "Tôi có thể nhìn thấy số lượng các ngân hàng hoạt động trong thị trường trong nước sẽ giảm."

Trong tương lai, tôi có thể nhìn thấy số lượng các ngân hàng hoạt động trong thị trường trong nước sẽ giảm vì một số ngân hàng sẽ không đáp ứng được yêu cầu vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước. Hoặc là họ sẽ phải chuyển giao hoạt động của họ sang những ngân hàng lớn hơn hoặc xảy ra hiện tượng sát nhập giữa các ngân hàng.

Tuy nhiên, tôi nghĩ, ngân hàng nhà nước nên có những chính sách như giãn thời gian cho các ngân hàng để họ có thời gian để huy động đủ mức vốn 3.000 tỷ cũng như có những chính sách để tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân vốn điều lệ 3.000 tỷ này thông qua các hoạt động cho vay. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đưa ra tăng trưởng tín dụng dưới 20%, vì vậy các ngân hàng khi đã có vốn điều lệ 3.000 tỷ thì họ cũng rất loay hoay không biết cho vay ở đâu.

Cần thận nguy cơ khủng hoảng thừa

Nhà báo Lê Vũ Phong: Đi cùng với việc tăng trưởng vốn điều lệ thì có liên tục đưa ra các tiêu chuẩn thắt chặt an toàn của ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Ở đây, ông có nói với tôi về một liều thuốc đối với ngành ngân hàng. Liệu các tiêu chuẩn tăng lên, vốn điều lệ tăng lên có phải là liều thuốc quá đắng ?

Ông Louis Taylor: Mức tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% của ngân hàng nhà nước đang áp dụng hiện nay không phải trường hợp đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng, bởi vì các ngân hàng ở Anh hiện nay đang áp dụng tỉ lệ là 10.5%. Theo tôi mức yêu cầu về vốn tối thiểu, cũng như tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu hiện nay không phải là liều thuốc quá đắng cho các ngân hàng.

Có thể nó sẽ tạo những khó khăn cho các ngân hàng nhỏ để tiếp tục hoạt động ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên đối với những ngân hàng mà họ không có đủ vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn này thì họ sẽ không tham gia vào thị trường ngân hàng này nữa. Chúng ta có thể nhìn một cách tích cực hơn, đó là tạo khả năng phát triển bền vững và tốc độ phát triển tốt hơn cho ngành ngân hàng Việt Nam khi ngân hàng có đủ vốn điều lệ cũng như khả năng hoạt động, đảm bảo cho các hoạt động ở đây. Tuy nhiên, nếu ngân hàng nhà nước tiếp tục yêu cầu tăng mức vốn điều lệ cho các ngân hàng lên cao hơn nữa trong một thời gian ngắn thì tôi cho rằng đó là liều thuốc không tốt cho nền kinh tế.

Bởi vì, khi các ngân hàng có quá nhiều vốn họ sẽ phải tìm các cơ hội để cho vay. Khi họ bị áp lực cho vay đi để thu được lãi suất thì có thể có những trường hợp họ cho vay mà không suy nghĩ hoặc không tuân theo những tiêu chuẩn của ngân hàng. Nếu họ cho các doanh nghiệp hoạt động không tốt vay sẽ dẫn đến thất thoát của nguồn vốn ngân hàng. Nó sẽ tạo ra một vấn đề mới cho ngành ngân hàng.

Nhà báo Lê Vũ Phong: Trong lúc khó khăn như thế này thì cơ hội của các ngân hàng ngoại như thế nào?

Có nhiều tiền, ngân hàng cũng không biết cho ai vay
Ông Louis Taylor: Đối với lượng khách hàng, thứ nhất tôi xin khẳng định, bên cạnh yếu tố hoạt động kinh tế mang tính chất mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì chúng tôi còn hoạt động ở đây là mang lại các yếu tố tích cực về mặt xã hội cho xã hội ở Việt Nam nói riêng. Khách hàng của chúng tôi sẽ là các ngân hàng, các tổ chức hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời gian khủng hoảng như thế này, cơ hội cho chúng tôi đó là chúng tôi đưa ra các giải pháp hợp lý và giúp các doanh nghiệp phát triển cũng như đem lại những cái lợi ích tốt nhất cho các khách hàng của chúng tôi.

Trước kia ngân hàng Standard Chartered là ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nhưng kể từ ngày 1/8/2009 thì ngân hàng của chúng tôi đã chính thức trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con như thế này sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi hoạt động trợ việc phát triển ngành ngân hàng Việt Nam cũng như tạo lợi nhuận cho ngân hàng nói chung. Chúng tôi cũng mang lại những lợi ích về mặt xã hội cho Việt Nam, thúc đấy tăng trưởng của ngành ngân hàng, tạo công ăn việc làm. Bên cạnh đó chúng tôi cũng có các hoạt động phúc lợi xã hội khác nữa.

Nhà báo Lê Vũ Phong: Ông có nhận định gì về xu hướng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng con tại Việt Nam? Ông có nhận định gì về thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam?

Ông Louis Taylor: Theo tôi được biết hiện nay có 5 ngân hàng đã được cấp phép thành lập ngân hàng con ở Việt Nam. Và có một ngân hàng tiếp tục nộp đơn xin phép được thành lập ngân hàng con. Theo tôi xu hướng thành lập ngân hàng con của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ tiếp tục diễn ra.

Thách thức đối với các ngân hàng như chúng tôi hiện nay đó là mối quan hệ rất chặt chẽ của các ngân hàng trong nước với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Khi các ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con tại đây, họ sẽ cần phải có thời gian để có thể xây dựng cũng như duy trì và phát triển mối quan hệ này.

Về mặt cơ hội, thị trường tài chính cũng như thị trường ngân hàng của Việt Nam nói chung là thị trường rất trẻ và có tốc độ phát triển nhanh và mạnh. Theo tôi, lợi thế của các ngân hàng con là lợi thế về kỹ thuật cũng như sản phẩm đa dạng đã được giới thiệu ở nước ngoài.

Theo VEF
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0