PVL giảm giá căn hộ từ 25%-30% vừa qua là cú sốc cho thị trường nhưng vẫn chưa giảm về tới giá cân bằng thị trường. Nhiều nhà đầu tư chờ đợi giá giảm thêm mới tham gia.
BĐS và… giá cân bằng thị trường

Ông Michael Kokalari, Công ty Chứng khoán Kim Eng đã đưa ra nhận định này tại hội thảo “Khủng hoảng tín dụng: Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam sẽ đi về đâu?” tổ chức ở TPHCM.

Ông Michael Kokalari, cho rằng bong bóng BĐS xì hơi do tăng trưởng tín dụng quá cao thời gian qua và thị trường BĐS trong ngắn hạn sẽ còn khó khăn và khó dự đoán.

Theo các chuyên gia, nếu chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt trong năm sau, nguồn cung tiền ra thị trường thiếu hụt khiến lãi suất cho vay cao… sẽ càng làm cho thị trường BĐS khó khăn hơ

Trong khi lãi suất còn cao, tín dụng ngân hàng dù đã nới lỏng nhưng vẫn chưa thực sự cởi mở nên nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn về vốn. Do đó, nhiều chủ đầu tư, không còn sự lựa chọn khác ngoài việc buộc phải bung hàng, mặc dù bối cảnh thị trường còn đang ảm đạm, còn hơn là ngồi chờ thị trường khởi sắc. Vì thế, điểm nổi bật có thể nhận thấy dễ dàng trên thị trường BĐS thời gian qua đó là giá bán căn hộ của nhiều dự án ở Hà Nội rất “mềm”, chỉ từ 2 tỷ đồng trở xuống.

Căn hộ tại dự án Nam Đô Complex ở Trương Định được bán với giá 22 triệu đồng/m2. Như vậy, mỗi căn hộ sẽ có giá dao động từ 1,7 đến 2 tỷ đồng với đủ loại diện tích 75,5 m2; 76 m2; 85 m2. Dự án Dream Town ở Tây Mỗ, Từ Liêm cũng vừa đưa ra thị trường mức giá khoảng 17,8 triệu đồng/m2 cho các căn hộ. Dự án Sails Tower ở Hà Đông mới đây cũng chào giá khoảng trên dưới 1,4 tỷ đồng mỗi căn và chia làm 8 đợt thanh toán trong 2 năm....

Với mức giá nhà ở nói riêng tại các đô thị lớn hiện vẫn quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, cũng như vượt quá giá trị thực của BĐS thì việc bán hàng giá bình dân trong bối cảnh thị trường ảm đạm là một cách làm đúng hướng bởi nguồn cung những nhà giá thấp còn quá thiếu, còn chủ đầu tư lại muốn thu hồi vốn.
Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam cho rằng, xét về trung và dài hạn, thị trường địa ốc cần nhiều hơn thế. Nguồn vốn cho thị trường BĐS vào năm tới vẫn còn hạn chế. Dự kiến năm 2012, nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, tổng tăng trưởng tín dụng là 15-17% mỗi năm, trong khi đó, năm nay 2011, tỷ lệ này lên đến 20% thì thị trường BĐS vẫn thiếu vốn
Nhiều chuyên gia trong ngành đều nhận định, khó khăn của thị trường này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, thậm chí còn khó khăn hơn cả năm nay. Song, đây lại là cơ hội để người mua tiếp cận được giá thực của BĐS.

TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ, chủ doanh nghiệp bất động sản từng là những người giàu nhất nước, là những doanh nghiệp siêu lợi nhuận, lại được ngân hàng ưu ái, nên giờ giảm giá thì cũng chỉ là chia sẻ lợi nhuận mà thôi.

Giá đang lơ lửng ở trên cao mà phải bắt người dân theo anh thì không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp nào làm ăn đứng đắn thì có thể xem xét. Còn lại, phải chấp nhận "hy sinh". Quan điểm của chúng tôi là phải để cho thị trường này “xì hơi’ dần dần thì mới mong cứu vãn được, và người mua nhà cũng được lợi.

Về vấn đề bơm vốn cho bất động sản TS. Cao Sỹ Kiêm cho rằng, nếu bơm tiếp thì sẽ "giết" nền kinh tế. Do đó, tín dụng cho lĩnh vực này phải theo hướng cho thị trường "xì hơi" dần.

Năm 2012 sẽ tiếp tục khó khăn đấy, không chỉ với riêng thị trường bất động sản. Việc cấu trúc lại nền kinh tế chắc chắn sẽ khiến cho tình hình khó khăn thêm. Nếu chúng ta cấu trúc lại thì chắc chắn sẽ lộ ra các khuyết điểm ra.

Hơn nữa, khâu quản lý của chúng ta trong thời gian qua đã quá yếu kém nên mới có hệ quả đó. Vinashin là một ví dụ. Bên cạnh đó, tư duy thị trường của chúng ta cũng quá yếu kém.
Theo TS. Cao Sỹ Kiêm giá bất động sản trong năm tới cũng không biến động nhiều. Tăng hay giảm không sẽ không đáng kể. Chỉ trừ giá nhà thu nhập thấp là có thể sẽ tăng, nhưng nguồn cung cũng rất hạn hữu vì vốn cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng đều khó. Nếu có nhu cầu thì cũng không nên mua nhà ngay đâu, mà phải chờ vài ba năm nữa.

Theo Thanh Hà (Tầm Nhìn)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland